Bô-xít Đắk Nông – Tài nguyên làm giàu cho tổ quốc

09/09/2009 15:20

Bô-xít là quặng oxít nhôm, thường có màu nâu vàng, nâu đỏ, xám trắng; sau khi được tinh luyện với quy trình công nghệ hiện đại, trở thành alumin; alumin được dùng làm nguyên liệu để sản xuất nhôm kim loại...

ADQuảng cáo

Bô-xít là quặng oxítnhôm, thường có màu nâu vàng, nâu đỏ, xám trắng; sau khi được tinh luyện vớiquy trình công nghệ hiện đại, trở thành alumin; alumin được dùng làm nguyênliệu để sản xuất nhôm kim loại (qua điện phân). Nhôm là kim loại chiến lược,được sử dụng nhiều trong thế kỷ XXI (chỉ đứng sau thép).

Việt Nam có nguồn tàinguyên bô-xít thuộc loại lớn thứ 3 trên thế giới, chủ yếu tập trung trên địabàn tỉnh Đắk Nông (khoảng 3,425 tỷ tấn quặng nguyên khai, tương đương 1,436 tỷtấn quặng). Các thân quặng thường phân bố trên các chỏm đồi, lộ ngay trên bềmặt địa hình hoặc nằm dưới lớp đất có bề dày 0,0-2m, trung bình 1,5m. Bề dàylớp quặng từ 1-12m, trung bình 4m. Dưới lòng suối, dải đất thấp giữa các đồithường không có bô-xít.

Việc khai thác và chếbiến bô-xít là chủ trương nhất quán từ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng đếnnay; được xác định là nguồn lực quan trọng nhằm phát huy lợi thế tiềm năng tàinguyên về khoáng sản để phát triển kinh tế – xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinhtế, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân và ngân sách của tỉnh, đápứng nguyện vọng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Khai thác quặng bô-xítđược thực hiện theo phương pháp “cuốn chiếu”, hết khoảnh này đến khoảnh khác.Việc khai thác và hoàn thổ được tiến hành đồng thời và có sự giám sát chặt chẽđối với những tác động về môi trường.

Khai thác thân quặngđược tiến hành bằng máy đào xúc, vận chuyển về nhà máy tuyển quặng. Quặng đượctuyển rửa bằng nước, kết hợp với sàng loại bỏ đi tạp chất để lấy quặng tinh, cứkhoảng 2 tấn quặng nguyên khai thu được 1 tấn quặng tinh. Quặng tinh được đưađến nhà máy sản xuất alumin, sau đó hòa tách bô-xít ở áp suất trung bình (nhiệtđộ 140-145oC) đưa ra một sản phẩm có dạng bột siêu mịn màu trắng vớihàm lượng ôxít nhôm tới 98,5-99,5% alumin. Alumin có giá trị thương mại cao, lànguyên liệu chính để sản xuất nhôm kim loại.

Việc khai thác và chếbiến quặng bô-xít sẽ góp phần đáng kể nguồn thu cho ngân sách của tỉnh, tạo đàphát triển kinh tế – xã hội tỉnh Đắk Nông theo hướng công nghiệp hóa – hiện đạihóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước. Riêngdự án tổ hợp Bô-xít Alumin Nhân Cơ, ở giai đoạn 1, với công suất 650.000 tấnalumin/năm, dự kiến các loại thuế phải nộp bình quân mỗi năm khoảng trên 300 tỷđồng, đào tạo nghề cho trên 1.600 công nhân công nghiệp, tạo việc làm ổn địnhcho khoảng 16.000 lao động liên quan, chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn,nâng cao đời sống người dân và sẽ kéo theo sự phát triển của ngành kinh tế dịchvụ như giao thông vận tải, thương nghiệp, khách sạn và du lịch, vui chơi giảitrí, dịch vụ ăn uống…

ADQuảng cáo

Các dự án khai thác vàchế biến quặng bô-xít ở bất cứ nước nào cũng phải đối mặt với các vấn đề sauđây:

- Chiếm dụng đất: Đốivới đất bị chiếm dụng vĩnh viễn gồm: đất để làm hồ đập, bãi chứa chất thải, xâydựng nhà máy, kho bãi, đường giao thông… Với quy mô dự án khoảng 1 triệu tấnalumin/năm trong một vòng đời dự án 50 năm, tổng cộng khoảng 1.100 ha. Đấtchiếm dụng tạm thời để khai thác mỏ, tổng diện tích 9 mỏ đã được nghiên cứu đưavào hồ sơ xin cấp phép thăm dò, diện tích chứa các thân quặng là 56.200 ha,chiếm 8,6% diện tích tự nhiên của tỉnh. Số diện tích này sau khai thác sẽ hoàntrả lại cho mục tiêu nông nghiệp với giá trị sử dụng được cải thiện tốt hơn.

- Ô nhiễm do chấtthải: Chất thải là phần quặng đuôi (hay bùn đỏ) sau khi rửa quặng (chiếm khoảng45 – 50%), được đưa ra các hồ chứa. Hồ chứa được xây dựng có các lớp chống thấmtốt để không thẩm thấu vào mạch nước ngầm và được tính toán để đảm bảo độ antoàn cao. Khu chứa chất thải sau khi đến độ cao nhất định theo yêu cầu về an toàntrong thiết kế thì sẽ ngừng sử dụng và tiến hành làm một tầng chống thấm ởtrên. Sau đó phủ lên một tầng đất dày 2m để trồng thực vật.

- Nhu cầu về nước: Quátrình khai thác, chế biến bô-xít cần sử dụng một khối lượng nước khá lớn trongkhâu tuyển rửa quặng. Đắk Nông có lưu lượng mưa lớn, thuộc lưu vực thượng nguồnsông Đồng Nai, gồm nhiều suối và hồ lớn nhỏ, việc cung cấp nước cho tuyển quặngbô-xít lấy từ nguồn nước mặt, hơn nữa gần 60% lượng nước được tuần hoàn tái sửdụng lại nên việc triển khai dự án bô-xít và chế biến alumin tại Nhân Cơ khônglàm suy giảm nhiều đến tài nguyên nước mặt của vùng Tây Nguyên và không gây ảnhhưởng nhiều đến nhu cầu nước dùng cho nông, lâm nghiệp và sinh hoạt của dân cưđịa phương.

- Vấn đề bản sắc vănhóa: Dự án khai thác và chế biến bô-xít ở Đắk Nông sẽ không làm ảnh hưởng nhiềuđến phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng dân cư.

Nước ta có nguồn tàinguyên bô-xít dồi dào, khai thác và chế biến bô-xít là mang lại hiệu quả kinhtế – xã hội cao, bảo vệ môi trường, giữ vững quốc phòng an ninh, góp phần làmgiàu cho Đắk Nông, làm giàu cho Tổ quốc.

Theo tàiliệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bô-xít Đắk Nông – Tài nguyên làm giàu cho tổ quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO