Làm rõ thêm về các dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên

19/06/2009 15:16

Sáng ngày 13-6, trong phiên chất vấn các thành viên Chính phủ được Đài THVN truyền hình trực tiếp, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đọc báo cáo giải trình và trả lời chất vấn trước đại biểu Quốc hội và cử tri...

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Sáng ngày13-6, trong phiên chất vấn các thành viên Chính phủ được Đài THVN truyền hìnhtrực tiếp, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn SinhHùng đã đọc báo cáo giải trình và trả lời chất vấn trước đại biểu Quốc hội vàcử tri làm rõ thêm 5 vấn đề: về đánh giá tình hình, về chính sách kích thíchkinh tế, các gói kích cầu, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và giảm nghèo,về các dự án bô-xít và về việc chuẩn bị các giải pháp cho thời kỳ phát triểnsau suy giảm. Đây là những vấn đề lớn mà Quốc hội và cử tri cả nước đang quantâm. Báo Đắk Nông xin trích giới thiệu cùng bạn đọc:

...Về cácdự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, ngày 22-5-2009, Chính phủ đã có báo cáo số91/BC-CP giải trình về việc triển khai các dự án bô-xít. Trong các buổi thảoluận của Quốc hội, các đồng chí có trách nhiệm đã cố gắng trình bày làm rõ thêmnhững vấn đề liên quan về hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, an ninhquốc phòng... của các dự án. Tôi xin giải trình thêm một số điểm như sau:

Nước ta cótiềm năng bô-xít lớn, đứng trong số các nước có trữ lượng hàng đầu thế giới,khoảng 5,5 tỷ tấn và tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên; nếu với quy môkhai thác theo Quy hoạch thì có thể khai thác trong khoảng một trăm năm (nếuchỉ để đáp ứng các nhu cầu trong nước, không xuất khẩu thì có thể khai tháctrong vòng vài trăm năm). Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bô-xít là chủtrương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ hơn chục năm nay nhằm xây dựngngành công nghiệp bô-xít, alumin, nhôm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đấtnước nói chung và góp phần phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên nói riêng cảtrước mắt và lâu dài.

Thực hiệncác Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã xây dựng Quy hoạch phân vùng thăm dò,khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025.Đây là văn bản xác định quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và nhữnggiải pháp chính làm cơ sở cho kế hoạch dài hạn triển khai thực hiện trong thờigian gần 20 năm. Trong Quy hoạch, Chính phủ đã quan tâm đề cập đến tất cả cácyêu cầu về hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái cũng như môitrường văn hóa, xã hội và hợp tác đầu tư với nước ngoài của các dự án, đặc biệtquan tâm bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn Tây Nguyên. Theo các quy địnhhiện hành, Quốc hội không yêu cầu Chính phủ báo cáo về các quy hoạch. Trong quátrình triển khai hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ và khi có ý kiến của một số đồngchí lão thành Cách mạng và nhà khoa học, Chính phủ đã tổ chức các cuộc hội nghị,hội thảo, lắng nghe ý kiến đóng góp tâm huyết của tất cả mọi người, đã tổng hợpcác ý kiến đó một cách nghiêm túc, trung thực báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của BộChính trị. Những việc làm đó là đúng pháp luật, đúng nguyên tắc lãnh đạo củaĐảng, minh bạch, trong sáng, cầu thị và có trách nhiệm.

Các dự ánTân Rai và Nhân Cơ do nước ta tự đầu tư, không liên doanh với nước ngoài. Việcthiết kế và xây dựng được thực hiện thông qua đấu thầu quốc tế công khai, đơnvị trúng thầu là một công ty Trung Quốc có uy tín trong lĩnh vực này. Đến ngày1-6-2009, trên cả 2 dự án có 667 người lao động nước ngoài (gồm 4 công dân Úcvà 663 công dân Trung Quốc) làm việc được quản lý theo pháp luật của Việt Nam.Số lao động này sau khi xây dựng xong, bàn giao nhà máy, chuyển giao công nghệvà quản lý vận hành cho phía Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam, sẽ trở về nước.

Đồng thờivới việc triển khai 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ, Chính phủ sẽ từng bước rút kinhnghiệm, tổng kết, bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch và kế hoạch cho giai đoạn tiếptheo.

P.V

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Làm rõ thêm về các dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO