Góp phần chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả: Công khai thông tin vi phạm

Lê Phước| 07/08/2018 10:11

Theo Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh (gọi tắt là BCĐ 389/ĐP), thời gian qua, tình hình buôn bán, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp. Do các sản phẩm đưa ra trao đổi, buôn bán trên thị trường ngày càng nhiều, tiêu chuẩn và chủng loại hàng hóa đa dạng nên thủ đoạn gian lận thương mại cũng ngày càng phức tạp và tinh vi hơn.

ADQuảng cáo

Những thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân nhận được sự quan tâm lớn (Trong ảnh: Thông tin 6 sản phẩm phân bón không đạt chất lượng đăng tải trên Fanpage “Tin tức Đắk Nông” được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội)

Tại Hội nghị sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2018, Trung tá Dương Văn Mạnh, Phó Phòng CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh cho rằng, thời gian qua, hoạt động của các đoàn thanh, kiểm tra là khá nhiều nhưng tình trạng vi phạm vẫn diễn ra phức tạp, nhất là các mặt hàng như: xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)…

Ngoài nguyên nhân khách quan thì có một nguyên nhân chủ quan là do công tác phối hợp của các thành viên trong đoàn kiểm tra, giữa các đoàn kiểm tra với nhau còn nhiều hạn chế. Khi phát hiện một số đơn vị có dấu hiệu vi phạm, các ngành chưa thường xuyên trao đổi thông tin với nhau nên công tác theo dõi, phòng ngừa và xử lý sai phạm chưa được thực hiện kịp thời. Điều đáng chú ý là việc công khai thông tin của các đối tượng vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian qua còn khá hạn chế.

ADQuảng cáo

Những thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân nhận được sự quan tâm lớn (Trong ảnh: Thông tin 6 sản phẩm phân bón không đạt chất lượng đăng tải trên Fanpage “Tin tức Đắk Nông” được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội)

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Huy, Trưởng BCĐ 389/ĐP thì quyền lợi lớn nhất của người tiêu dùng là được tự lựa chọn, mua sắm hàng hóa. Họ có quyền nắm bắt thông tin về chất lượng sản phẩm và cũng có quyền được nắm bắt thông tin về các loại hàng hóa kém chất lượng để phòng ngừa, né tránh và thậm chí tẩy chay. Ngoài việc để cho người tiêu dùng kịp thời nắm bắt, việc công khai thông tin các đơn vị, sản phẩm hàng hóa vi phạm cũng góp phần bảo vệ uy tín cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa đạt chất lượng.

Đồng chí Cao Huy cho rằng: Việc công khai sai phạm một cách rộng rãi không phải để “bóp chết” doanh nghiệp mà mục đích là vạch trần những đối tượng làm ăn kém đạo đức, vì lợi nhuận mà gây hại tới người tiêu dùng. Vì vậy, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa chấp hành đúng theo quy định của pháp luật, BCĐ 389/ĐP đề nghị các thành viên cần tích cực, chủ động hơn nữa trong công tác phối hợp với các cơ quan báo chí để thông tin kịp thời và rộng rãi hơn nữa về các đối tượng vi phạm. Những ảnh hưởng của truyền thông là rất lớn và cần được phát huy để công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt được hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 1.699 vụ việc vi phạm với 1.657 đối tượng liên quan đến gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, tăng 3,21% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước là 1.646 vụ). Cơ quan chức năng đã xử lý hành chính 1.644 vụ, khởi tố hình sự 28 vụ (44 đối tượng) và đang điều tra, xử lý 27 vụ. Tổng số tiền các thành viên BCĐ 389/ĐP đã thu, nộp ngân sách Nhà nước là gần 14,5 tỷ đồng (bằng 138% so với cùng kỳ năm 2017).

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Góp phần chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả: Công khai thông tin vi phạm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO