Các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh: Nhiều bất cập trong công tác đầu tư, quản lý

Bình Minh| 02/06/2014 15:07

Theo Sở Giao thông - Vận tải, thời gian qua, tỉnh ta đã tỉnh quan tâm đặc biệt đến công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

ADQuảng cáo

Đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng được 1.640km đường nhựa đường thời gian qua, tỉnh ta đã bê tông hóa tđạt tỷ lệ trên 48%; Trong đó, đường tỉnh đạt 91%, đường huyện 71%, số buôn, bon có từ 1-2km đường nhựa, bê tông xi măng đạt trên 71%. Với kết quả này thì hiện nay, hệ thống đường giao thông trên địa bàn tỉnh đã từng bước được cải thiện, cơ bản phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Nhiều đoạn trên tuyến Tỉnh lộ 5 qua xã Nghĩa Thắng (Đắk R’lấp) bị xuống cấp nghiêm trọng

Tuy nhiên, bên cạnh việc đẩy nhanh nâng cao tỷ lệ cứng hóa đường giao thông thì chất lượng ở các dự án sau khi bàn giao đưa vào sử dụng lại chưa đáp ứng được yêu cầu. Thực tế, nhiều tuyến đường sau khi được đầu tư xây dựng, mới bàn giao đưa vào khai khác đã nhanh chóng hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Các tuyến có sự hư hỏng lớn hiện nay là Tỉnh lộ 4, đường vào xã Quảng Hòa (Đắk Glong), đường vào xã Buôn Choáh (Krông Nô), đường vào xã Trúc Sơn (Chư Jút)…

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do việc quản lý, giám sát chất lượng của các chủ đầu tư chưa chặt chẽ. Các ban quản lý dự án huyện có năng lực còn hạn chế. Đơn vị tư vấn, thiết kế chưa sát với thực tế. Chủ nhiệm khảo sát, thiết kế nhiều trường hợp chỉ ký hồ sơ theo hình thức, không kiểm tra đối chiếu với thực tế.

Cũng qua kiểm tra cũng cho thấy, nhiều dự án đường giao thông có nội dung, bản vẽ sao chép từ các hồ sơ khác. Trong khi đó, công tác tư vấn, giám sát hoạt động lại thiếu nghiêm túc, chưa bám sát hiện trường thi công, một số nơi chỉ làm cho có.

Nhiều nhà thầu thi công có năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, việc kiểm tra độ chặt, chất lượng vật liệu chưa chặt chẽ dẫn đến đường sau khi hoàn thành rất nhanh hư hỏng. Bên cạnh đó, việc thiết kế quy mô chiều rộng mặt đường chưa đáp ứng được yếu cầu đề ra.

ADQuảng cáo

Toàn tỉnh có tới 85% chiều dài các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường xã và thôn, bon, buôn lựa chọn đầu tư xây dựng với quy mô chiều rộng mặt đường 1 làn xe (rộng từ 3-3,5 m). Vì thế, dưới tác động của tải trọng trùng phục, lề đường dễ bị hư hỏng xói dọc, xói ngang gây nên tình trạng hư hỏng hai bên mép nhựa để lâu ngày nước mưa tích tụ dẫn đến làm hỏng mặt đường.  

Mặt khác, do điều kiện khí hậu mưa tập trung, địa hình chia cắt, đường có độ dốc lớn và kéo dài liên tục là những nguyên nhân gây hư hỏng kết cấu đường rất lớn. Trong khi đó, công tác quản lý, bảo trì đường lại chưa được quan tâm đúng mức.

Toàn tỉnh hiện chỉ có 337km đường tỉnh lộ, 310km đường quốc lộ là có lực lượng, quản lý, bảo dưỡng đường hàng năm. Còn đối với các tuyến đường huyện, đường xã, thôn, bon, buôn thì hầu như hàng năm không có kinh phí quản lý, bảo trì. Nhiều tuyến đường sau khi nghiệm thu đưa vào sử dụng, chủ đầu tư không bàn giao cho đơn vị quản lý khai thác nên kết cấu đường nhanh chóng bị hư hỏng, xuống cấp.

Trước những bất cập trong công tác đầu tư, quản lý các dự án đường giao thông trên địa bàn,  tại hội nghị chuyên đề về xây dựng cơ bản mới đây, UBND tỉnh yêu cầu các chủ đầu tư cần nâng cao năng lực trong quản lý, giám sát việc thi công công trình.

Đối với các ban quan lý dự án huyện, những đơn vị này phải nhanh chóng có đủ lực lượng kỹ sư cầu đường để nâng cao bộ máy quản lý, đủ sức giám sát chặt chẽ về chất lượng đầu tư xây dựng ở các công trình giao thông. Các chủ đầu tư cần phải có trách nhiệm cao trong công tác lựa chọn nhà thầu, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát.

Đối với những nhà thầu mà hiện nay không thực hiện tốt các công việc được giao thì chủ đầu tư phải kiên quyết xử lý, báo cáo cấp trên không cho tham gia các công trình giao thông trên địa bàn. UBND tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan, ban, ngành có chức năng cần quan tâm kiểm soát chặt chẽ về chất lượng vật liệu xây dựng. UBND tỉnh cũng chỉ rõ, trong năm nay, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND tỉnh về tiến độ thi công và chất lượng công trình.

Có thể nói, các dự án giao thông nếu việc quản lý chưa chặt chẽ thì không chỉ chất lượng công trình không đảm bảo mà còn gây thất thoát lớn cho ngân sách Nhà nước. Vì thế, công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cần phải được tăng cường và triển khai thường xuyên hơn nhằm phát hiện những sai phạm, hạn chế để sớm có hướng chấn chỉnh, cũng như nâng cao trách nhiệm quản lý.  

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh: Nhiều bất cập trong công tác đầu tư, quản lý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO