Đắk Mil: “Bê tông hóa” đường giao thông nông thôn

04/05/2011 08:47

Theo ông Trịnh Văn Tùng, Trưởng phòng Kinh tế- Hạ tầng Đắk Mil thì đến cuối quý I năm 2011, toàn huyện đã triển khai làm được gần 42 km đường bê tông, trong tổng số 203 km đường bê tông giao thông nông thôn trên địa bàn...

ADQuảng cáo

Theoông Trịnh Văn Tùng, Trưởng phòng Kinh tế- Hạ tầng Đắk Mil thì đến cuối quý Inăm 2011, toàn huyện đã triển khai làm được gần 42 km đường bê tông, trong tổngsố 203 km đường bê tông giao thông nông thôn trên địa bàn. Để có được kết quảđó, ngay khi nhận được chủ trương của tỉnh về thực hiện bê tông hóa đường giaothông nông thôn, UBND huyện Đắk Mil đã nhanh chóng thành lập ban chỉ đạo, phâncông nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Cùng với đó, huyện đã tổ chức các lớptập huấn tại trung tâm các cụm xã để thông báo, phổ biến nội dung cụ thể của đềán. Theo đó, các xã, thị trấn đều thành lập ban chỉ đạo do đồng chí Chủ tịchUBND xã làm trưởng ban. Thôn nào triển khai làm đường bê tông thì thành lập bangiám sát làm đường giao thông do trưởng thôn hoặc bí thư chi bộ trực tiếp phụtrách điều hành. Các mức đóng góp được trưng cầu ý kiến của dân, để nhân dânđược bàn bạc và thống nhất. Đường làm xong được nghiệm thu trước sự chứng kiếncủa đông đảo nhân dân.


Nâng cấp, mở rộng đườnggiao thông nông thôn ở xã Đắk Lao

Xã Đắk Lao là một trong những xã đi đầu trong phongtrào làm đường bê tông của huyện. Đầu năm 2007, xã đặt ra kế hoạch là làm gần21km đường thì đến thời điểm hiện tại đã làm được trên 17km đường. Ông Doãn HữuDương, Trưởng thôn 11A cho biết: “Khi UBND huyện, xã đề ra chủ trương làm đườngbê tông, thôn đã tổ chức họp dân lấy ý kiến. Đồng thời, thành lập Ban tuyêntruyền và vận động gồm thành phần chủ chốt là thành viên các tổ chức đoàn thể…nhằm vận động người dân góp sức, góp của cùng với Nhà nước làm đường giaothông. Cùng với đó, thôn cũng thành lập Ban quản lý và giám sát cộng đồng đểđôn đốc người dân đóng góp, lập kế hoạch dự trù kinh phí cũng như giám sát chặtchẽ về vật tư, đảm bảo chất lượng công trình. Từ mức đóng góp, dự trù kinh phíđến kiểm tra, giám sát công trình đều lấy ý kiến của người dân nên đã phát huyđược tính dân chủ, nên việc triển khai làm đường rất thuận lợi. Theo ông ĐàoNgọc Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Lao thì chưa bao giờ phong trào làm đườngbê tông trên địa bàn xã lại được triển khai rầm rộ và rộng khắp như hiện nay.Đề án bê tông hóa giao thông nông thôn được thực hiện theo phương châm “Nhànước và nhân dân cùng làm” là một chủ trương lớn, quan trọng, có ý nghĩa nhiềumặt, góp phần thiết thực phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân vùng nông thônvà xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, quá trình thực hiện đều đảm bảo dân chủ,công khai và minh bạch, tạo được sự đồng thuận rất lớn trong dân.

ADQuảng cáo

Tương tự, xã Đắk Sắk cũng huy động được người dân gópcông, góp của để tham gia vào quá trình bê tông hóa hệ thống giao thông của địaphương. Qua 4 năm thực hiện, cùng với sự hỗ trợ của huyện, nhân dân trên địabàn tự nguyện hiến hàng chục ha đất, đóng góp tiền của làm được gần 11 km đườngbê tông các loại.

Qua việc thực hiện bê tông hóa giao thông nông thôn ởĐắk Mil cho thấy chủ trương lớn của Đảng bộ tỉnh đã thực sự đi vào cuộc sống,được nhân dân tích cực ủng hộ. Đây là cơ sở để Đề án bê tông hóa đường giaothông nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 của tỉnh sớm đạt được mục tiêu 100% sốthôn, bon có từ 1- 2 km đường bê tông.

Bài, ảnh:Nguyễn Lương


ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đắk Mil: “Bê tông hóa” đường giao thông nông thôn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO