Hình thành thói quen đọc sách ở giới trẻ

28/04/2013 06:40

Hiện nay, xu hướng đọc cũng ít nhiều có biểu hiện lệch lạc. Giới trẻ (thanh, thiếu niên) - đối tượng đang cần hướng tới xây dựng thế hệ đọc tương lai - có xu hướng đọc những chuyện tranh với những nội dung đơn giản, vô bổ, thậm chí thiếu lành mạnh, ngại đọc các loại sách kinh điển, lý luận, đặc biệt các sách dày, nhiều tập, nhiều chữ,...

ADQuảng cáo

Hiện nay, xu hướng đọccũng ít nhiều có biểu hiện lệch lạc. Giới trẻ (thanh, thiếu niên) - đối tượngđang cần hướng tới xây dựng thế hệ đọc tương lai - có xu hướng đọc những chuyệntranh với những nội dung đơn giản, vô bổ, thậm chí thiếu lành mạnh, ngại đọccác loại sách kinh điển, lý luận, đặc biệt các sách dày, nhiều tập, nhiềuchữ,...



Ảnh:Y KRắk


Nguyên nhân lười đọctác phẩm văn học của giới trẻ đã được bàn nhiều, nhất là khi xã hội phát triển,thì các em càng có nhiều điều kiện để tiếp xúc với các loại hình giải trí hiệnđại như: internet, ca nhạc, phim ảnh, game online... dẫn đến văn hóa đọc càngcó nguy cơ bị mai một. Những điều đó là tất yếu.

Thật ra, khi thời đạithông tin ngày một phát triển thì chúng ta càng có nhiều cơ hội được tiếp cậnvới một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng đằng sau đó, nó lại tiềm ẩn mộtnguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghenhìn đang ngày càng nhiều, ngày càng hấp dẫn.

ADQuảng cáo

Xu hướng Văn hóa Nghe- Nhìn đang có phần lấn lướt văn hóa đọc. Thời gian dành cho lướt web, chơigame, xem truyền hình của học sinh, sinh viên tương đối cao tới 55%. Trong khi,Văn hóa Đọc là một bộ phận của văn hóa, có vai trò quan trọng trong việc hìnhthành nên tâm hồn, nhân cách, đạo đức, lối sống, khả năng thích nghi của conngười Việt Nam, góp phần bồi dưỡng, phát triển trí tuệ, kỹ năng sống của cộngđồng.

Bởi vậy, theo Bộ Vănhóa Thể thao và Du lịch, dự thảo Đề án phát triển Văn hóa Đọc trong cộng đồnggiai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030 hướng đến mục tiêu chung là hình thànhthói quen đọc, để việc đọc trở thành nền nếp trong cuộc sống, học tập, laođộng, sản xuất của người dân mà trước hết là học sinh, sinh viên.

Phấn đấu đến năm 2020,70% các trường phổ thông các cấp, 100% các trường đại học đưa việc giáo dụckiến thức về sách, về thông tin, kỹ năng đọc, kỹ năng tìm thông tin, sử dụngthư viện trong học tập vào chương trình giảng dạy của nhà trường; 70% số họcsinh, 80% số sinh viên /trường có thói quen đọc và sử dụng thư viện phục vụ chohọc tập, tìm hiểu, giải trí.

Bên cạnh đó, Đề áncũng hướng tới xây dựng môi trường đọc thuận lợi, đảm bảo cho người dân ở mọiđộ tuổi, trình độ, ngành nghề, địa bàn cư trú, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùngsâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có thể tiếp cận và sử dụng tài liệu, sách báo,thông tin được dễ dàng, thuận lợi, phù hợp với nhu cầu đọc đa dạng, luôn thayđổi của người đọc. Đề án phát triển Văn hóa Đọc giai đoạn 2011 - 2020 là bướccụ thể hóa thực hiện Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2020 của Đảng và Nhànước.

Lan Hương(t.h)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hình thành thói quen đọc sách ở giới trẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO