Phát huy quyền của cử tri

Bình Minh| 20/05/2016 10:33

Trong bầu cử, điều hết sức quan trọng đó là cử tri phát huy quyền đi bỏ phiếu, đồng thời cũng không bầu giúp, bầu thay cho ai để lựa chọn ra được những đại biểu thực sự đủ đức, đủ tài tham gia gánh vác công việc của đất nước và địa phương.

Qua nhiều kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, phần lớn các cử tri đã ý thức được quyền lợi của mình nên họ đã tích cực tham gia vào cuộc bầu cử từ giai đoạn giới thiệu người ứng cử, tiếp xúc cử tri vận động bầu cử, đến giai đoạn bỏ phiếu bầu.

Tuy vậy, nhiều nơi vẫn còn một bộ phận cử tri dường như chưa phát huy quyền công dân của mình. Tình trạng bỏ phiếu thay hoặc bỏ phiếu qua loa, đại khái cho xong chuyện vẫn còn diễn ra không hề ít. Do không quan tâm đến các ứng cử viên mình lựa chọn hoặc không nắm rõ quy định, số lượng người được bầu nên bầu sai hoặc lựa chọn theo cảm tính.

Cử tri là người nắm trong tay quyền lực chính trị của đất nước. Việc tự đi bỏ phiếu là thể hiện quyền lực chính trị của mình. Bầu cử là quyền lợi của mỗi công dân và theo luật, nhiều quyền có thể nhờ người đại diện, có thể chuyển giao, nhưng bầu cử không thể chuyển giao cho người khác mà mỗi cử tri nên tự mình thực hiện để thể hiện trách nhiệm của mình với đất nước, với địa phương.

Đối với Đắk Nông, nơi có mặt bằng trình độ dân trí còn thấp. Toàn tỉnh hiện có tới 40 dân tộc cùng sinh sống. Đa phần các cử tri trong đợt bầu cử lần này sinh sống, làm việc ở vùng nông thôn. Vì thế, công tác tuyên truyền của ủy ban bầu cử các cấp về luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 để cử tri nhận thức rõ quyền lợi của mình, cũng như không bầu giúp, bầu thay có vai trò rất quan trọng.

Ở cuộc bầu cử trước, nhiều gia đình ở các thôn, bon, buôn vì bận rộn với công việc nương rẫy nên một người đại diện bỏ phiếu thay cho tất cả những cử tri còn lại. Việc bầu cử như thế này trước hết là thiếu tính khách quan, vì đây chỉ là ý kiến, là sự lựa chọn mang tính chủ quan của một người.

Bầu cử thay cũng dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt như xảy ra tình trạng trọng nam khinh nữ, bỏ phiếu cho xong việc, rồi bỏ thừa số đại biểu làm cho lá phiếu trở thành không hợp lệ. Những biểu hiện đó đều thể hiện sự thiếu trách nhiệm của cử tri. Do vậy, mỗi người cần có chính kiến của mình, phải tìm hiểu lý lịch trích ngang của từng ứng cử viên để lựa chọn và bầu cho những người xứng đáng nhất.

Điều 69, luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 về nguyên tắc bỏ phiếu quy định rõ:

Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp hội đồng nhân dân. Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri. Khi cử tri bỏ phiếu xong, tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri. Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát huy quyền của cử tri
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO