Phòng, chống diễn biến hòa bình: Cuộc bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân

Hồ Văn Miền| 01/06/2016 09:43

Cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã diễn ra thành công tốt đẹp trên cả nước với sự tham gia tích cực của đông đảo cử tri, thế nhưng trước và sau bầu cử, những thế lực thù địch thông qua nhiều phương tiện thông tin vẫn nhai lại điệp khúc chống phá, ngụy biện rằng, bầu cử ở Việt Nam là áp đặt, mất dân chủ, người dân phải ăn một mâm cỗ “dọn sẵn” là xuyên tạc, bịa đặt với dụng ý bôi xấu, hòng phủ nhận bản chất tốt đẹp của chế độ ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

ADQuảng cáo

Trong thời gian qua, các tầng lớp nhân dân Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước nỗ lực thi đua lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng tham gia chuẩn bị tốt các điều kiện cho sự thành công của cuộc bầu cử với niềm tin tưởng và tự hào chính đáng. Đó thực sự là ngày hội của toàn dân chứ không phải là sân chơi độc diễn của Đảng như sự xuyên tạc vô căn cứ của thế lực thù địch.

Ngày 22/5/2016 vừa qua đã thực sự trở thành ngày hội của non sông, khi nhân dân cả nước đã nô nức đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Với tỷ lệ 98,77% số cử tri cả nước đi bỏ phiếu cho thấy thành công lớn của cuộc bầu cử, đồng thời cũng thể hiện nhân dân luôn tin tưởng và đặt nhiều kỳ vọng vào các đại biểu. Điều này cũng thể hiện đây là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, là ngày hội của toàn dân để lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu, đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho Nhân dân trong các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân lần này được tổ chức cùng một ngày trên phạm vi cả nước, trong lúc chúng ta tiếp tục triển khai mạnh mẽ công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo chủ trương, đường lối của Đảng; bối cảnh quốc tế và khu vực có những thuận lợi và khó khăn đan xen; các thế lực thù địch bằng hoạt động “diễn biến hòa bình” chống phá quyết liệt, cản trở sự nghiệp đổi mới của Nhân dân ta.

ADQuảng cáo

Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013, luật Tổ chức Quốc hội, luật Tổ chức chính quyền địa phương, luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân,… mới được ban hành, với nhiều quy định mới về xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước. Vì vậy, việc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đang đặt ra yêu cầu bảo đảm tiêu chuẩn, đổi mới cơ cấu, thành phần đại biểu, bảo đảm tính kế thừa, tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm trong hoạt động của đại biểu dân cử.

Để tổ chức thành công Cuộc bầu cử lần này, yêu cầu xuyên suốt là: Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng để Cuộc bầu cử được tiến hành đồng bộ, dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm; bầu được đại biểu đủ tiêu chuẩn, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý; trong đó, lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu làm trọng tâm, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Quán triệt yêu cầu bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ của Đảng trong các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương. Gắn kết quả đại hội đảng các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; công tác bầu cử với yêu cầu xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2016 - 2021.

Thực tế cho thấy, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 vừa qua, tiến trình bầu cử được tuân thủ một quy trình chặt chẽ, dân chủ, bình đẳng, khách quan, với tinh thần thượng tôn pháp luật. Việc ứng cử, đề cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được thực hiện một cách chặt chẽ theo Quy chế bầu cử, tiêu chí về phẩm chất, năng lực của đại biểu, được tiến hành dân chủ từ cơ sở thông qua các hội nghị cử tri, hội nghị hiệp thương. Nhân dân có toàn quyền lựa chọn những người xứng đáng, đủ đức, đủ tài đại diện cho mình trong các cơ quan quyền lực nhà nước.

Lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và tự ứng cử được thực hiện theo một quy trình thống nhất, trong đó việc tổ chức hiệp thương giữa các tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Đây là sự biểu hiện cụ thể tính chất ưu việt của chế độ dân chủ nước ta trong bầu cử; phản ánh trình độ dân chủ của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trường hợp tự ứng cử không có trong danh sách bầu cử là do không đủ các tiêu chí theo quy định sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước thẩm định, hiệp thương theo Quy chế bầu cử, chứ ở đây không hề có biểu hiện “mất dân chủ”. Cũng không phải vì không tự ứng cử được mà cho rằng bầu cử là sân chơi “độc diễn” của Đảng.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phòng, chống diễn biến hòa bình: Cuộc bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO