Đảo Trà Bản (Quảng Ninh)

Thùy Dương (g/t)| 16/06/2016 09:58

Trà Bản là đảo lớn nhất trong hàng trăm hòn đảo trong vịnh Bái Tử Long thuộc huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cách đảo Quan Lạn và cảng Vân Đồn không xa.

ADQuảng cáo

Đảo vị trí tiền tiêu và che chắn cho thương cảng Vân Đồn, cảng lớn nhất Đại Việt thời nhà Trần. Vì đảo có đất, có nước ngọt nên từ lâu đã có dân cư sinh sống, nhưng từ bao giờ thì không rõ.

Đảo Trà Bản

Có lẽ, cũng như Trà Cổ, dân trên đảo ban đầu chủ yếu là dân Trà Phương ở Đồ Sơn di cư ra đây nên người ta lấy chữ Trà rồi ghép với chữ Bản để thành Trà Bản. Ở đây có miếu thờ 3 đức ông công chánh họ Phạm dưới chân núi. Xưa miếu khá to, quanh năm hương khói vì ai đi biển đánh cá hay lên rừng săn bắn đều ghé miếu thắp hương mong ba anh em họ Phạm che chở.

ADQuảng cáo

Sở dĩ miếu thờ cả ba anh em họ Phạm vì thời nhà Trần, ba ông đã phò Phó tướng Trần Khánh Dư tả xung hữu đột cùng quân Đại Việt đánh chìm 500 chiến thuyền chở lương thực của viên tướng Trương Văn Hổ tiếp tế cho quân Thoát Hoan trên dòng sông Mang ở đảo Quan Lạn. Giặc tan, mỗi ông đến một đảo khai canh nên dân lập miếu thờ.

Ngày trước, rừng ở đây có lim xanh, tre, nứa, trám… còn động vật có khỉ vàng, hoẵng, cầy hương… nhờ có nước ngọt quanh năm nên dân đảo ngoài cấy lúa còn phá đất trồng cam, quít, chè… Bây giờ thì nông nghiệp bị thu hẹp, một phần dân kiếm sống bằng nghề đi biển, nhà có vốn lập bè nuôi trồng thủy sản, một phần làm dịch vụ buôn bán nhỏ và một phần nhận khoán rừng trồng cây lấy gỗ.

Hơn chục năm trở lại đây, cuộc sống của dân trên đảo thay đổi theo chiều hướng khá hơn, có đường bê tông rộng rãi, trường tiểu học và trung học cơ sở cao hai tầng ở xã Bản Sen thuộc đảo Trà Bản giúp con em trên đảo được học tập.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trà Bản cũng có trạm ra đa và khi ấy góp công xây đài quan sát cũng chính là các cô gái, chàng trai Bản Sen gánh gạch, cát và xi măng leo hơn 7 cây số đèo dốc cùng bộ đội xây trạm.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đảo Trà Bản (Quảng Ninh)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO