Thềm lục địa theo Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về luật Biển

( Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông)| 22/07/2014 09:19

Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ biển đã nhanh chóng làm cho các quy định về xác định phạm vi thềm lục địa của Công ước năm 1958 trở nên không phù hợp.

ADQuảng cáo

Người ta phát hiện ra rằng, về mặt địa chất, sự mở rộng tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển không kết thúc ở mép thềm lục địa tự nhiên mà là ở bờ ngoài của rìa lục địa; quy định về độ sâu cho phép khai thác không cố định và khó xác định cụ thể; về mặt lý thuyết con người đã có thể khai thác được tài nguyên ở bất cứ độ sâu nào.

Trồng rau xanh trên đảo Đá Tây A. Ảnh tư liệu

Các quốc gia mới giành được độc lập muốn có tiếng nói trong việc xác định trật tự pháp lý quốc tế mới trên biển, trong đó có việc xác định một cách phù hợp và chính xác hơn phạm vi của thềm lục địa và chế độ pháp lý của nó để bảo vệ các quyền lợi và lợi ích trên biển của mình phục vụ cho sự phát triển.

Công ước năm 1982 quy định, “thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến giới hạn cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn” (Điều 76).

Như vậy thềm lục địa pháp lý của quốc gia ven biển là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, bao gồm toàn bộ rìa lục địa (thềm lục địa tự nhiên, dốc lục địa và bờ ngoài của rìa lục địa).

ADQuảng cáo

Ở nơi nào, rìa lục địa không ra đến 200 hải lý thì thềm lục địa pháp lý được mở rộng ra đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Ở nơi nào, rìa lục địa vượt quá 200 hải lý thì ranh giới ngoài của thềm lục địa được xác định: nối các điểm ở nơi mà bề dày trầm tích ít nhất cũng bằng 1% khoảng cách từ các điểm đó đến chân dốc lục địa, hoặc nối các điểm cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý.

Tuy nhiên, dù được xác định như trên, giới hạn tối đa của thềm lục địa cũng không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải hay không được cách đường đẳng sâu 2.500 mét nước một khoảng cách vượt quá 100 hải lý.

Để xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa, luật quốc tế sử dụng và kết hợp 3 yếu tố: khoảng cách (200, 350, 60, 100 hải lý), yếu tố địa chất (sự kéo dài tự nhiên, rìa lục địa, bề dày trầm tích 1%, chân dốc lục địa) và độ sâu (đường đẳng sâu 2.500 mét).

Đối với các đảo xa bờ của quốc gia ven biển nếu thích hợp cho con người sinh sống và có đời sống kinh tế thì mới được hưởng vùng thềm lục địa riêng của đảo đó.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thềm lục địa theo Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về luật Biển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO