Kết quả khảo sát sự cố vỡ hồ bùn đỏ ở Hungary: Những bài học kinh nghiệm được rút ra

01/12/2010 09:50

Bộ Công thương đã chủ trì thành lập Đoàn khảo sát về sự cố vỡ hồ bùn đỏ tại thành phố Ajka, Hungary, do Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng làm Trưởng đoàn...

ADQuảng cáo

Bộ Côngthương đã chủ trì thành lập Đoàn khảo sát về sự cố vỡ hồ bùn đỏ tại thành phốAjka, Hungary, do Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng làm Trưởng đoàn, tham gia Đoàn cóđồng chí Lê Diễn, Phó Bí thư-Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, các thành viên là đạidiện cho các cơ quan Trung ương: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội,Văn phòng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương; các Bộ: Công thương, Tài nguyênvà Môi trường, Công an và lãnh đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Côngthương các tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông; Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản ViệtNam và 1 chuyên gia độc lập về luyện kim.

Thamgia làm việc với Đoàn khảo sát còn có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Tham tánthương mại cùng các tùy viên Sứ quán Việt Namtại Hungary.Đoàn khảo sát đã có 2 ngày làm việc (16 và 17-11-2010) tại Budapest và 2 làngKolontar và Devecser, TP. Ajka, tỉnh Veszprem-nơi đã xảy ra sự cố vỡ hồ bùn đỏngày 4-10-2010.


Sơ đồ Nhà máy Alumin Ajka ở Hungary

Vài nét về Nhà máyalumin Ajka và sự cố vỡ hồ bùn đỏ

Nhà máy alumina Ajka thuộc Tổng công tyNhôm Hungary (MAL) bắt đầu hoạt động vào năm 1942, nằm ở vùng Tây Budapest,cách khoảng 160km về phía Tây Nam. Công suất của nhà máy là 240.000 tấnalumin/năm. MAL Zrt. là doanh nghiệp chiếm thị phần 12% của công nghiệp nhômchâu Âu, và khoảng 4% của công nghiệp nhôm trên thế giới. Nhà máy có 1.100 nhânviên và tạo công ăn việc làm cho khoảng 3 ngàn người lao động trong vùng vàhàng năm trả khoảng 1,5 triệu Forint thuế cho địa phương (chiếm 25% doanh thuthuế của Ajka).

Vào hồi 12 giờ 10 phút ngày thứ hai4-10-2010, bể số 10 chứa bùn đỏ khổng lồ của nhà máy sản xuất Alumin TP. Ajkađã đột ngột bị vỡ, khiến khoảng 1 triệu m3 bùn đỏ tràn ra ngoài. Dòng lũ bùn đỏđược tạo ra trong 7 tiếng với những đợt sóng rất mạnh, có chỗ cao tới 2m, cuốntrôi cả nhà cửa, cầu cống, xe cộ, động vật... gây ra thiệt hại rất lớn, đã có10 người chết và khoảng hơn 120 người bị thương, trong đó có 8 người bị thươngnặng (trong đó có một số người vì ngâm trong bùn đỏ quá lâu để cứu đồ đạc trongnhà). Các làng xã, thị trấn lân cận (Kolontár, Devecser, Somlóvásárhely,Tuskevár, Apácatorna và Kisberzseny) cũng bị ngập trong bùn đỏ với các mức độkhác nhau. Trong 7 tiếng bùn đỏ đã lan truyền xa khoảng 32km, bao phủ một diệntích khoảng hơn 400 km2. Thiệt hại về vật chất với 261 căn nhà bị phá hủy. Khoảng 1364ha đất đai bị phủ bùn đỏ dày từ 3cm đến vài mét. Ước tính thiệt hại có thể lênđến hàng trăm triệu USD.

Nhà máy sản xuất nhôm - Trung tâm củathảm họa bùn đỏ tràn ngập một số vùng ở Hungary - đã khởi động sản xuất lại vàongày 15-11-2010, và nằm dưới sự kiểm soát của Nhà nước ít nhất trong hai năm.Hiện tại, nhà máy luyện alumin ở TP Ajka đã chế biến được 22.300 tấn quặngbôxít, sản xuất được 10.000 tấn alumina. Lượng dung dịch bùn đỏ 50 ngàn m3đã tiếp tục được thải ra, trong đó 40 ngàn m3là nước và lượng bùn đỏ (pha rắn) là 10 ngàntấn - được thải vào bể chứa 10/a, kết hợp với một lượng thạch cao được hóa lỏngvà bơm vào hồ đồng thời để trung hòa kiềm trong bùn đỏ.

Về căn bản, các vùng cư dân mà lũ bùn đỏtràn qua đã được dọn dẹp tươm tất – ước tính, trong 3 tuần, đã có tới 1,5 triệum3 bùnđỏ, rác thải, đất bị ô nhiễm và nhà cửa bị phá được chở đi và gom lại tại bểchứa số 6 để chờ xử lý.

Các thông tin thu thậpvà trao đổi có liên quan về nguyên nhân sự cố

Trên cơ sở một số ý kiến giám định sơ bộ,cho thấy một giải pháp kỹ thuật do nhà nước quy định và buộc MAL Zrt. phải thựchiện - khi Tập đoàn này mua lại nhà máy alumin ở TP Ajka cùng hệ thống 10 bểchứa bùn đỏ - rất có thể là nguyên nhân của thảm họa tràn bùn. Đó là: Tấmvách bê tông đó được Nhà nước Hungary chỉ đạo xây trong hai giai đoạn(1990-1994, và 2001), dài tổng cộng 7,3 km, bao quanh bể chứa số 10 với mụcđích ngăn chặn sự lan tỏa của nước bùn đỏ nhiễm kiềm đến các nguồn nước (nướcngầm, nước mặt). Tuy nhiên, trong nhiều năm, lượng nước mưa tích tụ và khôngthể thoát đi đâu đã khiến đập chắn bùn bị úng, các tầng đất bị trượt dẫn đếnviệc vách bể chứa bị vỡ.

Ngoài ra cũng phải nhắc lại “quá khứ”,các bể chứa bùn đỏ được xây từ giữa thập niên 80 thế kỷ trước, theo đơn đặthàng của Tổng Công ty Nhôm Hungary (MAT) - doanh nghiệp nhà nước quy tụ tất cảcác đơn vị sản xuất và chế biến bôxít, alumin và nhôm của nước Hung. Việc thiếtkế và xây dựng bể cũng do các doanh nghiệp quốc doanh thực hiện, các giấy phépxây dựng và hoạt động cũng do chính quyền cấp. 

Bên cạnh đó, một số thông tin bằng chứngcho thấy nguyên nhân chính là do con người và lợi nhuận. Giám đốc Công tyInterspect Ltd. cho biết chính ông đã chụp bức ảnh cho thấy một vệt bùn đỏ đãthoát ra ngoài gần đoạn hồ chứa bị vỡ vào ngày 11-6-2010 và đã chia sẻ ảnh chovài trường đại học cũng như một số tổ chức bảo vệ môi trường ở Hungary nhưngkhông ai có phản ứng kịp thời.

Vào đầu tháng 8-2010, khi bay trên mộtchiếc phi cơ nông nghiệp nhỏ, người phi công trên máy bay đã nhận thấy “nướcđỏ” rỉ ra ở nhiều nơi từ bể chứa số 10 của hồ bùn đỏ. Anh đã chụp được cảnhtượng đó và anh đã trao cho Văn phòng Giám định Tư pháp tỉnh Veszprém sau khisự cố xảy ra, kết quả phân tích ảnh cho thấy “Có thể nói rằng như trong ảnh chỉra khả năng là bùn đỏ đã rò rỉ ở hai điểm. Điểm thứ nhất chính là nơi đê chắnbị vỡ gây tràn bùn hôm 4-10, còn điểm kia là ở phía mà sau đó, đã phát hiệnnhững vết rạn nứt”. (Theo tờ nhật báo “Tin tức Hungary” (Magyar Hírlap)).

ADQuảng cáo

Tái thiết cuộc sống sausự cố

Một tháng sau khi lũ bùn đỏ tàn pháKolontar, thị trấn ở phía tây Hungary, các công nhân làm việc với máy móc hạngnặng để nạo vét và di dời chất thải bùn đỏ ăn da ở khắp thị trấn, và mỗi ngườidân đang cố gắng tái thiết cuộc sống của mình. Giờ đây, nỗi sợ hãi đã lắng dịuhơn. Các cơ quan môi trường giám sát sông Danube tại Hungary thông báo không có tổn hạiđáng kể nào với đời sống sinh thái. Công việc dọn sạch vùng thảm họa vẫn tiếptục, với các xe tải lớn chở đầy bùn đỏ tới các hồ chứa khác trong khu vực. Xerửa đường được điều động từ Thủ đô Budapest.

Theo quan chức Hungary, kế hoạch dài hạn là khôiphục khu vực trở lại tình trạng trước khi xảy ra lũ bùn đỏ bằng cách cạo bỏ lớpđất ô nhiễm trên gần 1.000 ha đất ở và đất trồng.Hungary đã khánh thành cây cầu mới,được quân đội xây dựng trong sáu ngày bắc qua dòng Torna có đủ tải trọng cho xetải. Cây cầu nối kết phần lớn Kolontar với các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nềnhất của lũ bùn đỏ. Đường sắt đã được khôi phục hoạt động trở lại bình thườngvới kinh phí đầu tư khoảng hơn 500 triệu Forint.

Các bài học kinh nghiệm

Kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế sự cố tràn bùn đỏtừ bể chứa số 10 của nhà máy alumina Ajka, thuộc Công ty MAL của Hungary và mộtsố thông tin liên quan khác cho phép có thể so sánh sơ bộ một số chỉ tiêu cơbản ban đầu giữa 2 dự án alumina của Việt Nam với Hungary như sau:



Trên cơ sở kết quả sosánh cho thấy có sự khác nhau cơ bản giữa nhà máy alumina Ajka,Hungary và 2 dự án alumina ởvùng Tây Nguyên, Việt Nam.Đồng thời, cho thấy các giải pháp công nghệ, quản lý hồ bùn đỏ của Việt Nam antoàn hơn (sử dụng ít xút hơn, bùn đỏ có độ kiềm nhẹ hơn, chống thấm tốt hơn,khả năng tràn bùn đỏ ra ngoài rất nhỏ).

Nhà máy alumina Ajka,Hungary được thiết kế, xây dựng và hoạt động từ năm 1942 theo Công nghệ Bayercho đến nay đã lạc hậu, đặc biệt là không có công đoạn lắng rửa bùn đỏ sau khihòa xút (NaOH) vào quặng để tách oxít nhôm (Al2O3), dẫn đến bùn đỏ thải ra cóđộ pH = 13 cao hơn cả giá trị pH lớn nhất trung bình của thế giới hiện nay là12,85, và bùn đỏ Việt Nam theo mẫu phân tích công nghệ thì độ pH lớn nhất là10,5-11 sau khi qua 6 lần rửa trước khi thải ra hồ. Bài học rút ra là cần phảiáp dụng công nghệ sản xuất alumina thân thiện với môi trường, hiện đại, an toàncao và phù hợp với điều kiện tự nhiên.

Khi có sự cố vỡ đập bểchứa số 10 đã làm cho khoảng 1 triệu m3 bùn đỏ tràn ra ngoài, mà chủ yếu lànước xút có độ kiềm rất cao (pH=13) đã lan tỏa xa tới hơn 30 km trong vòng từ7-10 tiếng đồng hồ. Điều này cho thấy một lượng lớn nước xút đã được lưu tronghồ, mà không được bơm về bể chứa để tái sử dụng theo quy định của quy trìnhcông nghệ, kết hợp với thực tế khảo sát tại hiện trường hồ bùn đỏ cho thấy mộtlượng lớn bùn đỏ (pha rắn) tới 96-98% vẫn lưu lại trong bể chứa, còn một lượngrất nhỏ theo nước xút tràn ra ngoài và phát tán gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bàihọc rút ra là phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình công nghệ trong quá trình vậnhành sản xuất.

Đã có một số bằng chứng thực tế cho thấy các dấu hiệuvỡ đập bể bùn đỏ số 10 đã được phát hiện trước khi vỡ từ 3-4 tháng (vào tháng6-7 năm 2010), và đã được thông báo cho Ban quản lý nhà máy alumina Ajka vàCông ty MAL, cũng như công bố trên một số báo chí, nhưng đã không có ai quantâm và chịu trách nhiệm xử lý. Có thể nói, yếu tố con người và lợi nhuận lànguyên nhân chính gây ra sự cố và tác động thảm họa đến cuộc sống của người dântrong vùng. Thực tế này cho thấy có vấn đề không chỉ là Ban quản lý nhà máy vàcông ty MAL, mà ngay cả các cơ quan giám sát, thanh kiểm tra của Nhà nước cũngphải chịu trách nhiệm khi mà các báo cáo giám sát đều không phát hiện ra cácdấu hiệu này. Bài học rút ra cho Việt Nam là không nên tư nhân hóa các ngànhcông nghiệp quan trọng và độc quyền; kết hợp hệ thống giám sát chặt chẽ của cáccơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và Trung ương như thực tế hiện nay chúngta đang làm.

Từ kết quả phân tích sơ bộ nguyên nhân của sự cố,thực tế cho thấy cần phải tiến hành giám sát và quan trắc liên tục về môitrường và dịch động của hồ bùn đỏ để có thể điều chỉnh chế độ thải hoặc gia cốnhững vết nứt…là có thể ngăn ngừa hoàn toàn sự cố có thể xảy ra. Bài học rútra là cần đầu tư hệ thống quan trắc môi trường và dịch động trong và ngoài khuvực hồ bùn đỏ để đảm bảo thông tin phòng ngừa và giảm thiểu tối đa khả năng xảyra sự cố.

Từ các thông tin và kinh nghiệm được các chuyên giacủa Hungary cung cấp và chia sẻ đã có giá trị khoa học cũng như kinh nghiệmthực tiễn khi triển khai xây dựng, vận hành và quản lý cho 2 dự án khai thác vàchế biến bôxít-alumina tại Đắk Nông và Lâm Đồng ở Việt Nam.

Hoàng Kim Dung

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kết quả khảo sát sự cố vỡ hồ bùn đỏ ở Hungary: Những bài học kinh nghiệm được rút ra
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO