Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Alumin Nhân Cơ: Thận trọng và trách nhiệm là cần thiết

22/04/2009 15:11

Ngày 16-4, UBND tỉnh đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Dự án xây dựng nhà máy alumin Nhân Cơ, công suất 650.000 tấn/năm, có xem xét khả năng mở rộng đến 1,2 triệu tấn/năm...

ADQuảng cáo

Ngày 16-4, UBND tỉnh đã tổchức họp Hội đồng thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Dự ánxây dựng nhà máy alumin Nhân Cơ, công suất 650.000 tấn/năm, có xem xét khả năngmở rộng đến 1,2 triệu tấn/năm.

Theo Báocáo của Dự án là công ty Cổ phần Alumin Nhân Cơ thì Dự án khai thác bô-xít vàluyện alumin Nhân Cơ được xây dựng trên diện tích 270 ha ở huyện Đắk R’lấp. Vớicông suất 650.000 tấn alumin (giai đoạn I), và nâng lên 1,2 triệu tấn (giaiđoạn II), mỗi năm, dự án sẽ sử dụng gần 2,9 triệu m3 nước, xả ra 6.000 tấn khíbụi, 3.200 tấn chất thải rắn và 1,2 triệu tấn bùn đỏ. Công ty Cổ phần AluminNhân Cơ-TKV (chủ đầu tư) và các đơn vị tư vấn thiết kế đã giải trình về cáccông nghệ xử lý chất thải, khí bụi… để giảm thiểu những tác động tới môi trườngvà con người, đặc biệt là 2 vấn đề địa phương quan tâm hàng đầu là nguồn nướcvà xử lý bùn đỏ. Theo đó, dự án sẽ lấy nước từ các hồ Nhân Cơ, Đắk Yao, Cầu Tu(tổng dung tích hơn 30 triệu m3) và suối Đắk R’tíh. Sử dụng công nghệ tuần hoàntới 70% lượng nước, nên trong mùa mưa, các nhà máy có thể không sử dụng đếnnước từ hồ thủy điện Đắk R’tíh. Hồ chứa bùn đỏ (tổng diện tích 300 ha) tạothành từ một đập bê tông kiên cố chắn giữa khe núi. Lòng hồ được chống thấmbằng lớp đất sét nện và vải địa kỹ thuật. Hồ chia thành 7 hồ nhỏ (sử dụng dầncho từng giai đoạn khai thác), xử lý bùn đỏ theo các công đoạn: lắng, rửa táchxút, kiềm hóa rữa bã, cô đặc và lấp đất trồng cây xanh. Về những tác động trựctiếp đến môi trường xã hội, văn hóa, ông Bùi Quang Tiến, Tổng Giám đốc Công tycổ phần Alumin Nhân Cơ khẳng định: Dự án tác động đến cộng đồng dân tộc thiểusố là rất ít. Theo khảo sát, trong 5 năm đầu khai thác, tổng số lượt hộ dân bịảnh hưởng là 857 hộ, trong đó có 20 hộ dân tộc thiểu số tại chỗ. Trong số 248hộ phải di dời thì chỉ có 2 hộ người M’nông ở bon Bù Zấp, xã Nhân Cơ. Dự án sẽkhông lấy bô-xít tại các vùng dân cư đông đúc, vì sẽ tốn nhiều chi phí hơn, vàlàm xáo trộn cuộc sống của người dân.

ADQuảng cáo

Trước hết,các thành viên trong Hội đồng thẩm định của tỉnh đều nhất trí rằng: quy mô,công suất của nhà máy alumin Nhân Cơ là phù hợp với điều kiện bảo đảm môi trườngcủa địa phương. Tuy nhiên, Hội đồng thẩm định cũng đã đưa ra nhiều ý kiến phảnbiện và chỉ ra một số thiếu sót trong ĐTM của dự án này. PGS-TS Hồ Sỹ Giao,Trung ương Hội Khoa học Công nghệ Mỏ Việt Nam nhận định: Báo cáo này được pháttriển dựa theo ĐTM cho dự án alumin Nhân Cơ công suất 300.000 tấn/năm, có tínhđến khả năng 600.000 tấn/năm, đã được Bộ Tài nguyên & Môi trường phê duyệtngày 18-12-2007, nên còn nhiều điểm chưa thống nhất với hồ sơ thiết kế được phêduyệt sau này (công suất 650.000 tấn, khả năng 1,2 triệu tấn/năm). Báo cáo phảibổ sung thêm các số liệu và thông tin cần thiết để chứng minh tính phù hợp củacác loại công nghệ được lựa chọn. Những ảnh hưởng của nhà máy đối với mực nướcngầm, nước sinh hoạt và sản xuất của người dân, nước cho các công trình lân cận(cụm công nghiệp Nhân Cơ, thủy điện Đắk R’tíh…) cần phải được tính toán cụ thể.ĐTM nên bổ sung và tính đủ kinh phí cho các công trình như: hệ thống mương rãnhngăn nước mưa chảy tràn xung quanh các hồ chứa bùn đỏ của nhà máy alumin; mạnglưới cây xanh xung quanh nhà máy chế biến alumin và các công trình phụ trợ. Dựtoán kinh phí cải tạo và phục hồi môi trường cũng cần được tính toán lại chochính xác hơn. Còn theo PGS-TS Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường & Tàinguyên thì ĐTM này cần bổ sung đánh giá về tài nguyên rừng và các loại khoángsản khác trong vùng dự án. Dự án này áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuấtalumin từ quặng bôxít có đầu tư đầy đủ các hạng mục bảo vệ môi trường, góp phần tăng trưởng kinh tế của Đắk Nông rất đáng ủng hộ.Tuy nhiên, dự án có khả năng gây ô nhiễm không khí, đất và nước cũng như tácđộng lớn đối với tài nguyên sinh học, có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động thủysinh tại vùng xả thải và hạ lưu. Vì vậy, Công ty Cổ phần Alumin Nhân Cơcần có các đánh giá cẩn thận, đầy đủ và đầu tư các công trình xử lý hoàn chỉnhmới bảo vệ được môi trường xung quanh. Ông Lê Văn Thị, Phó Chủ tịch UBND huyệnĐắk R’lấp đã đề nghị chủ đầu tư phải có hướng cụ thể trong việc hỗ trợ địaphương chuyển dịch kinh tế nông-lâm-công nghiệp, đào tạo thu hút lao động vàolàm công nhân. Riêng chính quyền, các đoàn thể, mặt trận của xã Nhân Cơ thìkiến nghị chủ đầu tư phải thực hiện tốt và nhanh chóng việc đền bù, tái định cưcho những hộ bị mất đất… Theo đồng chí Đỗ Thế Nhữ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thìđối với các khu vực bãi thải đuôi quặng và hồ chứabùn đỏ, báo cáo chưa có các sơ đồ bản vẽ mặt cắt địa chất nên chưa có cơ sở đểkhẳng định tính an toàn về vị trí được lựa chọn, và chưa phân tích tính khả thicủa các giải pháp lưu giữ bùn đỏ tại đây. Đắk R’lấp, Tuy Đức là những nơi cóđịa hình phức tạp, đã từng xảy ra nứt đất, sạt trượt nên chưa có gì bảo đảmkhông có sự cố đối với đập hồ chứa bùn đỏ. Ảnh hưởng của các loại khí bay hơitrong quá trình xả thải, bùn đỏ… đối với khu vực dân cư cũng chưa được tínhđến, nhất là trong điều kiện Tây Nguyên nhiều nắng, gió. Đồng chí cũng yêu cầuphải bố trí một trạm quan trắc tự động để theo dõi các diễn biến về chất lượngmôi trường trong vùng dự án alumin. Kết thúc cuộc họp, Hội đồng thẩm định đã đềnghị chủ đầu tư cần phải nhanh chóng bổ sung, điều chỉnh các nội dung theo yêucầu và gửi ĐTM tới từng thành viên xem xét trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt.

Khai thácbôxít đang là nội dung kinh tế lớn tại địa phương, nhưng không phải vì vậy mànôn nóng. Việc Hội đồng thẩm định thận trọng và có trách nhiệm xem xét kĩ trướckhi trình UBND tỉnh phê duyệt ĐTM là cần thiết.

QuốcSỹ

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Alumin Nhân Cơ: Thận trọng và trách nhiệm là cần thiết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO