Triển khai Khu liên hợp Bô xít-Nhôm Lâm Đồng: An sinh xã hội được đặt lên hàng đầu

06/12/2010 13:49

Trong chuyến công tác tại tỉnh Lâm Đồng mới đây, Đoàn công tác của tỉnh đã có buổi khảo sát và tìm hiểu việc triển khai xây dựng Khu liên hợp Bô xít-Nhôm Lâm Đồng. Ngoài những vấn đề kỹ thuật thì Đoàn đã được tiếp thu một số kinh nghiệm trong công tác đền bù, giải tỏa mặt bằng; đào tạo nhân lực...

ADQuảng cáo

Trongchuyến công tác tại tỉnh Lâm Đồng mới đây, Đoàn công tác của tỉnh đã có buổikhảo sát và tìm hiểu việc triển khai xây dựng Khu liên hợp Bô xít-Nhôm LâmĐồng. Ngoài những vấn đề kỹ thuật thì Đoàn đã được tiếp thu một số kinh nghiệmtrong công tác đền bù, giải tỏa mặt bằng; đào tạo nhân lực; sử dụng lao độngđịa phương và kế hoạch tái sử dụng đất sau khi khai thác bô xít.


Đoàn công tác tỉnh tìm hiểu quy mô Dự án Bô xít-Nhôm Lâm Đồng

Dự án Khu liên hợp Bô xít-Nhôm Lâm Đồngcó 3 nhà máy chính là Nhà máy sản xuất alumin, Nhà máy điện và Nhà máy khí hóathan cùng nhiều hạng mục phụ trợ khác với tổng mức đầu tư lên đến 11.335 tỷđồng. Theo báo cáo của Ban quản lý Dự án tổ hợp Bô xít-Nhôm Lâm Đồng thì đếnthời điểm hiện nay, khối lượng công việc toàn dự án đạt khoảng 80%, trong đónhiều hạng mục đã hoàn thành; dự kiến đến cuối tháng 12-2010, các nhà máy trênsẽ bắt đầu chạy thử không tải để đến tháng 2-2011 chạy thử có tải và đầu quýII-2011 sẽ sẵn sàng cho việc sản xuất alumin. Đạt khối lượng công việc trên,ngoài sự quyết tâm với trách nhiệm cao của đội ngũ chuyên gia, kỹ sư và côngnhân nơi đây thì việc phối hợp, triển khai công tác đền bù, giải tỏa mặt bằngcho các hộ dân bị ảnh hưởng đã được thực hiện khá tốt. Để thực hiện dự án, chủđầu tư phải thu hồi 1.620 ha đất với tổng số tiền đền bù hơn 374 tỷ đồng cho1.843 lượt hộ dân ảnh hưởng. Đều đáng ghi nhận là đến nay, cơ bản các hộ dân đãnghiêm chỉnh chấp hành di dời, tự nguyện giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dựán (chỉ có duy nhất một hộ phải dùng đến biện pháp cưỡng chế để buộc di dời).Theo ông Trần Dương Lễ, Phó giám đốc Ban quản lý Dự án Tổ hợp Bô xít-Nhôm LâmĐồng thì sở dĩ người dân chấp hành tốt chủ trương, sẵn sàng bàn giao mặt bằngmột phần lớn là do chủ đầu tư và địa phương có sự phối hợp khá chặt chẽ trongcông tác tuyên truyền, vận động cũng như làm tốt các quy trình áp giá đền bù,bố trí tái định canh, định cư cho người dân. Ngay từ khi dự án khởi động, Banquản lý đã phối hợp với tỉnh Lâm Đồng và huyện Bảo Lâm thành lập các ban vậnđộng để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác di dời nhà cửa,bàn giao mặt bằng cũng như tham mưu áp giá đền bù, phân loại đối tượng để bốtrí định canh, định cư đúng thực tế từng trường hợp. Hiện Ban quản lý dự án đãbố trí, xây dựng 46,81ha đất tái định cư; trong đó, hơn 19 ha đất mặt đườngnhựa được quy hoạch theo kiến trúc nhà phố để bố trí cho các hộ dân có nhà mặtđường bị giải tỏa. Còn lại, các hộ dân được bố trí mỗi lô 300m2đất ở theo dạng nhà vườn. Đến nay, 538 lô đãđược bốc số và hơn 200 hộ đã làm nhà, ổn định cuộc sống. Các khu tái định cưnày đều được đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ nên người dân rất hài lòng. Banquản lý cũng đầu tư, xây dựng 41 căn hộ, mỗi căn 45m2để cấp miễn phí cho những hộ đồng bào dân tộcthiểu số thuộc diện được cấp tái định cư. Ngoài ra, Ban quản lý cũng đã phốihợp với địa phương quy hoạch 182 ha đất nông nghiệp, xây dựng hệ thống thủy lợiđầy đủ để bố trí cho 731 hộ thuộc diện tái định canh theo quy định. Để phục vụcho việc xây dựng, vận hành nhà máy, Ban quản lý đã gửi 72 kỹ sư đi đào tạo ởnước ngoài và tuyển 800 công nhân, 30 kỹ sư để đào tạo trong nước. Số kỹ sư,công nhân này được ưu tiên cho những lao động bị thu hồi đất phục vụ dự án vàngười địa phương. Đến nay, một số kỹ sư, công nhân đã hoàn thành quá trình đàotạo lý thuyết đang về nhà máy thực tập để sẵn sàng phục vụ khi dự án đi vàohoạt động.

ADQuảng cáo

Ngoài những vấn đề trên, Ban quản lý dựán còn phối hợp với tỉnh Lâm Đồng lập dự án quy hoạch, phát triển trên nhữngvùng đất sau khi khai thác xong. Theo đó, hai phương án được đưa ra là chủ đầutư trực tiếp trồng các loại cây phù hợp trên vùng đất đã hoàn thổ hoặc là bàngiao lại cho địa phương quản lý, thực hiện. Đây là vấn đề rất quan trọng, khôngchỉ đảm bảo an sinh cho người dân mà còn cải tạo đất, bảo vệ môi trường ở nhữngvùng đất sau khi khai thác. Bên cạnh việc thực hiện tốt công tác đền bù, bố trítái định canh, định cư cũng như đào tạo, sử dụng lao động địa phương, thời gianqua, chủ đầu tư cũng thường xuyên làm tốt công tác xã hội như xây dựng các côngtrình phúc lợi, tặng nhà cho những hộ nghèo. Đặc biệt, Ban quản lý đã phối hợprất tốt với địa phương trong công tác quản lý các tổ chức, doanh nghiệp xâydựng, cung ứng vật tư, vật liệu để thu thuế vãng lai, bảo đảm công tác an ninhtrật tự địa bàn.

Rõ ràng, việc đặt lợi ích của người dân,địa phương lên hàng đầu, chú trọng đến vấn đề an sinh xã hội chính là mấu chốtquan trọng để Dự án Bô xít-Nhôm Lâm Đồng đảm bảo đúng chất lượng, tiến độ cũngnhư chủ trương Nhà nước đề ra.

Bài, ảnh: Đức Diệu


ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Triển khai Khu liên hợp Bô xít-Nhôm Lâm Đồng: An sinh xã hội được đặt lên hàng đầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO