Cũng cần có những “công dân điện tử”

17/04/2013 09:59

Một trong những mục tiêu quan trọng trong Chương trình cải cách hành chính (CCHC) tổng thể của Chính phủ là hướng đến xây dựng một “Chính phủ điện tử”. Do đó, dễ thấy nhất là việc tổ chức hội họp theo hình thức trực tuyến đang ngày càng phổ biến không chỉ ở cấp Trung ương mà cả cấp tỉnh, huyện...

ADQuảng cáo

Một trong những mụctiêu quan trọng trong Chương trình cải cách hành chính (CCHC) tổng thể củaChính phủ là hướng đến xây dựng một “Chính phủ điện tử”. Do đó, dễ thấy nhất làviệc tổ chức hội họp theo hình thức trực tuyến đang ngày càng phổ biến khôngchỉ ở cấp Trung ương mà cả cấp tỉnh, huyện; các phần mềm quản lý hiện đại đãđược xây dựng và áp dụng, tạo cơ chế liên thông trong quy trình quản lý, giảiquyết công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước. Hàng loạt mô hình mới đượctriển khai với sự đầu tư, trang bị các máy móc, phần mềm quản lý hiện đại đểphục vụ nhu cầu giao dịch hành chính của người dân, doanh nghiệp.

Song song với CCHC,Nhà nước cũng đã thực hiện nhiều chương trình khác như xây dựng và đưa vào vậnhành hệ thống thư viện điện tử, bưu điện văn hóa cấp xã, phường… Tất cả nhữngcông việc trên đều nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả, hiệu lực quảnlý Nhà nước, phục vụ lợi ích của người dân.

Tuy nhiên, qua các hộinghị, hội thảo chuyên sâu bàn về chương trình CCHC gần đây cho thấy, ngoài việckhẳng định những kết quả đã đạt được, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh nỗ lực từphía Nhà nước, hiện cũng đang rất cần có những “công dân điện tử”. Bởi vì, trênthực tế, thời gian qua, nhiều địa phương, trong đó có cả tỉnh ta đã đưa mô hình“một cửa” điện tử theo hướng hiện đại vào giải quyết thủ tục hành chính cho cánhân, doanh nghiệp.

ADQuảng cáo

Lợi ích từ mô hình nàymang lại là rất lớn so với cách thức giải quyết công việc theo kiểu truyềnthống trước đây, nhưng quá trình thực hiện cũng đã phát sinh một số bất cập. Ðólà một số máy móc, trang thiết bị được đầu tư, nhưng chưa phát huy được côngnăng sử dụng là bao. Ví dụ như các màn hình cảm ứng để tra cứu danh mục, quytrình thủ tục, kết quả giải quyết thủ tục của cơ quan chức năng để giám sátdành cho công dân tại bộ phận “một cửa” điện tử rất ít người sử dụng.

Hệ thống thủ tục, cácchủ trương, chính sách được tuyên truyền bằng hình thức đăng tải công khai trêncác trang thông tin điện tử của tỉnh rất ít người dân truy cập, trong khi hạtầng công nghệ thông tin hiện đã được đầu tư xuống tận cấp cơ sở qua bưu điệnvăn hóa xã, thư viện điện tử huyện… Nguyên nhân là do mặt bằng về trình độ, kỹnăng công nghệ thông tin của đại bộ phận người dân hiện nay còn khá thấp. Vìthế, nhiều người dân vẫn còn ái ngại hoặc chưa sẵn sàng để thực hiện “cuộc cáchmạng” trong thay đổi cách thức, thói quen thực hiện các giao dịch theo dạngtruyền thống sang hiện đại bằng sự hỗ trợ của các phần mềm, máy móc tiến bộ.

Do đó, nhiều ý kiếncho rằng, để phát huy tối đa hiệu quả từ chương trình cải cách mang lại, Nhànước cũng cần quan tâm nhiều hơn nữa đến khía cạnh những người dân - đối tượngthụ hưởng trong việc đào tạo kỹ năng và tăng thêm cơ hội tiếp cận công nghệthông tin bằng việc xây dựng và ứng dụng những phần mềm đơn giản, dễ sử dụng.Ngoài ra, công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân về tính tự họctập, nâng cao trình độ, kỹ năng trong lĩnh vực này của các cơ quan chức năngcũng cần được tăng cường. Có như vậy, lộ trình xây dựng một “Chính phủ điện tử”như mục tiêu Nhà nước đề ra mới sớm về đích, góp phần không nhỏ trong vấn đềhội nhập để phát triển.

Hà An

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cũng cần có những “công dân điện tử”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO