“Đắk Nông cần tranh thủ tối đa sự hỗ trợ trong nước và quốc tế cho công tác CCHC”

18/01/2013 09:49

Trao đổi bên lề với Báo Ðắk Nông tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh mới đây, bà Vanessa Vega Seanz, Tham tán chính trị Ðại sứ quán Ðan Mạch tại Việt Nam cho rằng: năm 2013 được xem là năm bản lề và cũng là năm “nước rút” của Chương trình cải cách hành chính Việt Nam do Chính phủ Ðan Mạch tài trợ...

Trao đổi bên lề vớiBáo Ðắk Nông tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh mới đây, bà Vanessa VegaSeanz, Tham tán chính trị Ðại sứ quán Ðan Mạch tại Việt Nam cho rằng: năm 2013được xem là năm bản lề và cũng là năm “nước rút” của Chương trình cải cách hànhchính Việt Nam do Chính phủ Ðan Mạch tài trợ (Chương trình GOPA), giai đoạn2012-2015 nên Ðắk Nông cần tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ nhiều nguồn lực trongnước và quốc tế để đẩy nhanh lộ trình cải cách hành chính (CCHC).

Theo bàVanessa Vega Seanz, thực hiện Chương trìnhGOPA giai đoạn 2007-2011 tỉnh Ðắk Nông đã vận dụng khá tốt những cam kết hợptác giữa các bên cho mục tiêu CCHC của mình. Cụ thể là ngoài việc hàng năm cósự ưu tiên về tài chính cho hoạt động này, tỉnh còn tranh thủ tốt nguồn nhânlực từ các chuyên gia trong nước và quốc tế để khai thác kiến thức, kinh nghiệmtrong công tác tổ chức, ứng dụng những mô hình mới vào nền hành chính công mộtcách hiệu quả.

Là một tỉnh có xuấtphát điểm khá thấp, nhưng đến nay, xét về lộ trình, tỉnh Ðắk Nông không còn tụthậu nhiều so với các tỉnh thành trong khu vực và cả nước. Ðặc biệt, một số lĩnhvực, tỉnh Ðắk Nông đã mạnh dạn đi đầu, vượt qua một số tỉnh thành khác.

Có được kết quả đó,trước hết là do lãnh đạo tỉnh đã nhận thức đúng về vai trò của công tác CCHCcho sự phát triển để có sự đầu tư mang tầm chiến lược với quyết tâm cao. Tỉnhcũng xác định, việc chuyển giao kỹ năng, kinh nghiệm là bước “đi tắt, đón đầu”để đẩy nhanh lộ trình CCHC nên hàng năm, vấn đề bố trí nguồn lực cho công táctập huấn, nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ đã được chú trọng.

Không chỉ khai tháctốt “chất xám” của đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước, tỉnh cũng đã mạnhdạn đưa vào thực hiện nhiều chương trình ứng dụng hiện đại, có tác động lớn đếnđời sống kinh tế-xã hội của cán bộ, người dân. Ðiển hình như việc tỉnh đã mạnhdạn triển khai thí điểm mô hình “vị trí việc làm” tại huyện Krông Nô, “quản lýtheo kết quả” tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh… Ðâyđược xem như là bước đột phá về tính tiên phong của lãnh đạo tỉnh trong cảicách tổ chức bộ máy, thể chế hành chính Nhà nước, điều mà nhiều tỉnh, thànhkhác chưa “đụng chạm” đến được.

Tuy nhiên, bà VanessaVega Seanz cũng cho rằng, qua hoạt động giải ngân nguồn vốn từ chương trình hỗtrợ cũng như các kết quả đầu ra về CCHC thời gian qua, thì tỉnh cần ưu tiên bốtrí kinh phí cho các hoạt động mang tính trọng tâm, có trọng số cao, hạn chếthấp nhất kinh phí cho các hoạt động văn phòng, đầu tư máy móc, trang thiết bịnhững nơi chưa thực sự cần thiết. Ðơn cử như trong kế hoạch cải thiện chỉ sốPCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) và chỉ số PAPI (chỉ số quản trị vàhành chính công), tỉnh chỉ mới bố trí một buổi tổng kết, đánh giá là chưa đủ màcần đầu tư thêm các hoạt động có tính đầu ra để làm chuyển biến mạnh mẽ lĩnhvực này.

Bên cạnh đó, các hoạtđộng thăm dò, đánh giá mức độ hài lòng của người dân cũng cần được triển khaivới nhiều hình thức, tăng cả bề rộng lẫn chiều sâu. Bởi vì kết quả này càngthường xuyên, chính xác bao nhiêu thì càng phục vụ tốt bấy nhiêu cho công tácđịnh hướng, điều chỉnh kế hoạch cải cách của mình một cách thiết thực, hiệuquả.

Năm 2013 và nhữngtháng đầu năm 2014 là thời gian quan trọng để Ðắk Nông hoàn thành một số đầumục nằm trong chương trình, kếhoạch hợptác. Vì vậy, việc tranh thủ tốt hơn nữa nguồn lực trong nước và quốc tế là cầnthiết để đến năm 2015, khi kết thúc Chương trình GOPA giai đoạn 2012-2015, tỉnhcơ bản chủ động được trong lĩnh vực CCHC của mình.

Hà An

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Đắk Nông cần tranh thủ tối đa sự hỗ trợ trong nước và quốc tế cho công tác CCHC”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO