Tăng cường đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ hành chính công

Hà An| 12/10/2012 15:31

ánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ hành chính công là một trong những khâu quan trọng để đánh giá kết quả đầu ra của sản phẩm từ chương trình cải cách hành chính (CCHC)...

ADQuảng cáo

Ðánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ hành chính công là một trong những khâu quan trọng để đánh giá kết quả đầu ra của sản phẩm từ chương trình cải cách hành chính (CCHC). Ðây còn là kênh thông tin nhiều chiều giúp cơ quan Nhà nước nắm bắt thông tin, xây dựng định hướng kế hoạch CCHC theo hướng sát với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng kịp thời, hiệu quả xu thế phát triển chung cũng như từng khu vực.

Trên thực tế, thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã thực hiện công tác đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp bằng các hình thức như: xây dựng cơ chế giám sát, qua số điện thoại đường dây “nóng”, hòm thư góp ý để tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhân dân.

Ngoài ra, qua một số hình thức khác như: tiếp xúc cử tri của đại biểu HÐND, gặp mặt đối thoại, tọa đàm với doanh nghiệp cũng được các đơn vị xem là cách làm hữu hiệu để tranh thủ ý kiến của các tổ chức, cá nhân về những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong CCHC nói chung, chất lượng dịch vụ hành chính công nói riêng.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, một số hình thức trên chưa thể đáp ứng được nhu cầu phản ánh, đóng góp của người dân, doanh nghiệp. Chỉ đơn cử như hòm thư góp ý được xem là một hình thức lấy ý kiến dân chủ, công khai, nhưng rất ít nhận được phản hồi từ phía cơ quan Nhà nước. Chưa kể, trong các báo cáo sơ kết, tổng kết chương trình CCHC, không thấy đơn vị nào công bố kết quả tổng hợp ý kiến từ hòm thư góp ý, nên hình thức này đã không được người dân lựa chọn.

Phản ánh qua điện thoại đường dây “nóng” được xem là hiệu quả, nhưng nó chỉ mang tính cục bộ và thường được người dân, doanh nghiệp lựa chọn khi gặp những bức xúc tức thời, chứ không mang tính chất đại chúng. Vì thế, những ý kiến qua hình thức này chưa đủ để khái quát, tổng hợp thành những vấn đề để học tập và rút kinh nghiệm. Một hình thức khác được xem là khá hữu hiệu, mang tính khoa học cao, đó là công tác điều tra xã hội bằng việc lấy phiếu thăm dò người dân, doanh nghiệp để đánh giá mức độ hài lòng của họ.

ADQuảng cáo

Thế nhưng, cách làm này thường mang tính định kỳ và phải mất chi phí thực hiện nên thời gian qua rất ít đơn vị áp dụng. Do đó, việc tranh thủ tiếp thu những ý kiến, nguyện vọng từ các tổ chức, cá nhân để nâng cao hiệu quả công tác CCHC của tỉnh thời gian qua chưa thực sự được phát huy.

Theo Sở Nội vụ, việc tăng cường công tác đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với dịch vụ hành chính công là hoạt động bắt buộc cần thiết. Bởi vì, nếu chỉ nhìn nhận một chiều từ phía cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước thôi thì chưa đủ và dễ dẫn đến xa rời thực tiễn, thiếu tính khách quan trong việc rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp CCHC của từng cơ quan, đơn vị.

Vì vậy, những đơn vị có chức năng tiếp xúc trực tiếp với người dân, doanh nghiệp như bộ phận “một cửa” các phòng, ban, UBND từ tỉnh xuống huyện, các cơ quan Kho bạc Nhà nước, Tài nguyên và Môi trường và Thuế nên áp dụng thêm hình thức điều tra xã hội, lấy ý kiến bằng phiếu thăm dò để có cách đánh giá, nhìn nhận sát hơn về kết quả CCHC của mình.

Bên cạnh đó, các đơn vị cũng cần tăng cường hơn nữa công tác giám sát, thống kê bài bản các ý kiến phản hồi từ những kênh thông tin khác nhau để có tổng hợp, đánh giá và phải xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục song hành với công tác CCHC đang thực hiện.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ hành chính công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO