Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

TS. Nguyễn Văn Vương| 19/11/2020 08:21

Những năm qua, Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông đã đạt được những kết quả quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đắk Nông phát triển vững mạnh.

ADQuảng cáo

Đa dạng hóa nội dung, hình thức đào tạo

Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, nhà trường thực hiện đa dạng hóa nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng; chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường thao giảng, dự giờ, đánh giá chất lượng các bài giảng trên lớp; đổi mới, nâng cao chất lượng việc ra đề thi, coi thi, chấm thi...

Đến nay, trường đã tổ chức đào tạo được 83 lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính; 14 lớp cao cấp lý luận chính trị; 3 lớp thạc sĩ; 1 lớp đại học hành chính; 7 lớp bồi dưỡng chuyên viên chính; 72 lớp bồi dưỡng ngắn hạn; 5 lớp cập nhật kiến thức mới.

Hội thảo “Nâng cao chất lượng nghiên cứu thực tế của giảng viên và học viên lớp trung cấp lý luận chính trị-hành chính tại các trường chính trị khu vực Tây Nguyên hiện nay” tổ chức vào tháng 6/2020 tại Trường Chính trị tỉnh

Hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn được đẩy mạnh như: Viết bài đăng tải ở các báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử, hội thảo khoa học trong và ngoài tỉnh; triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, tổ chức thành công nhiều hội thảo, xuất bản bản tin “Thông tin lý luận và thực tiễn”; tổ chức có hiệu quả kế hoạch đi nghiên cứu thực tế của giảng viên và học viên các lớp...

Kết quả, nhà trường đã thực hiện được 1 đề tài khoa học cấp tỉnh, 16 đề tài khoa học cấp trường; 20 cuộc hội thảo khoa học; 3 giảng viên đạt danh hiệu dạy giỏi, 1 giảng viên dạt danh hiệu xuất sắc tại Hội thi giảng viên dạy giỏi các trường chính trị toàn quốc; cán bộ, giảng viên có nhiều bài viết được đăng tải trên các báo, tạp chí… nhiều đồng chí giảng viên luôn hoàn thành vượt định mức công trình nghiên cứu khoa học theo quy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Dạy nghiêm túc, học thật sự

ADQuảng cáo

Bên cạnh những kết quả đạt được thì chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của nhà trường vẫn còn một số hạn chế như: Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị vẫn nặng về lý thuyết, chưa phát triển các kỹ năng thực hành cho người học; chất lượng thao giảng, dự giờ trên lớp chưa phát huy hiệu quả.

Một số cán bộ, giảng viên còn hạn chế về trình độ, năng lực, kỹ năng sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn còn yếu; việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn chưa được chú trọng; các khâu ra đề thi, coi thi, chấm thi chậm được đổi mới; công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng thực hiện chưa nghiêm túc...

Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục tồn tại hạn chế, thời gian tới, nhà trường cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp: Nâng cao chất lượng công tác chiêu sinh mở lớp, quản lý lớp, ra đề thi, coi thi, chấm thi, đánh giá kết quả học tập của học viên với phương châm: “thầy dạy phải nghiêm túc, trò học phải học thật”; chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo hướng “đào tạo cơ bản” và “bồi dưỡng theo chức danh”; thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy, học, phát huy tính tích cực, chủ động, tăng cường trao đổi, thảo luận.

Cùng với đó, nhà trường cần xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức cách mạng, nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, cập nhật thông tin mới, kiến thức mới nâng cao chất lượng soạn giáo án, chất lượng giảng dạy; giữ vững bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp trong cơ chế thị trường, yêu ngành, yêu nghề, tâm huyết, tận tụy với công việc, nêu cao tính tiên phong gương mẫu, tự phê bình và phê bình, xây dựng tập thể nhà trường “đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo”.

Cán bộ, giảng viên đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn, nội dung các đề tài nghiên cứu, các bài viết, hội thảo khoa học tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra của đất nước, của địa phương, phải gắn với việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của nhà trường.

Ngoài ra, trường phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, lấy kết quả học tập lý luận chính trị làm thước đo đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Phát huy vai trò của Ban Thanh tra giáo dục, chú trọng kiểm tra, đánh giá chặt chẽ, khách quan, công bằng, chính xác các khâu như quản lý lớp, giảng dạy, ra đề thi, coi thi, chấm thi, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Qua kiểm tra, giám sát kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể các khoa, phòng, cán bộ, giảng viên có thành tích tốt trong hoạt động công tác, đồng thời góp ý, phê bình, có biện pháp xử lý kịp thời, kiên quyết đối với tập thể, cá nhân vi phạm.

Cùng với tiếp tục đẩy mạnh phong trào “xây dựng nhà trường văn hóa” thực hiện tốt cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, trường cần đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, bằng hành động cụ thể, thiết thực...

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO