Đổi mới việc thi tuyển, thi nâng ngạch công chức qua công nghệ tin học

22/08/2013 15:51

Sáng 22/8, tại Hà Nội đã diễn ra phiên họp Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ công chức, viên chức (từ ngày 1/1/2010 đến ngày 31/12/2013)...

Sáng 22/8, tại Hà Nội đã diễn raphiên họp Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chínhsách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ côngchức, viên chức (từ ngày 1/1/2010 đến ngày 31/12/2013). Phó Chủ tịch Quốc hộiUông Chu Lưu đến dự. Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốchội, Trưởng Đoàn giám sát điều hành phiên họp.

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng BộNội vụ Nguyễn Thái Bình nhận định, nhìn chung hệ thống thể chế quản lý côngchức, viên chức đã được xây dựng theo đúng tinh thần của Luật Cán bộ, công chứcvà Luật Viên chức. Tuy nhiên, việc ban hành các văn bản quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành các luật trên còn chậm so với kế hoạch. Đáng lưu ý, đến nayvẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Cán bộ, công chức đối với đốitượng cán bộ; đặc biệt là quy định liên quan đến trình tự thủ tục kỷ luật, thôiviệc đối với cán bộ (kể cả cán bộ cấp xã).


Một vướng mắc thể chế khác là các luật nêu trên không quy định về việc kéo dàithời gian công tác đối với công chức, viên chức khi đến độ tuổi nghỉ hưu (đồngnghĩa với việc mọi viên chức đến tuổi nghỉ hưu đều được giải quyết chế độ hưutheo quy định, sau đó nếu đơn vị có nhu cầu mới ký hợp đồng vụ việc với ngườihưởng chế độ hưu trí). Trong khi đó, Luật Giáo dục đại học năm 2012 (có hiệulực thi hành từ ngày 1/1/2013) lại có quy định về kéo dài thời gian làm việcđối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học...


Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cũng thẳng thắn nhìn nhận, bên cạnh những mặt được,kết quả thực hiện các quy định về tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm công chức, viênchức còn một số hạn chế đáng kể. Để khắc phục, thời gian tới, Thủ tướng Chínhphủ đã yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện thể chế, triển khaixác định vị trí, việc làm và cơ cấu công chức, viên chức trong các cơ quan, tổchức, đơn vị... Theo đó, đến tháng 6/2014, 100% bộ ngành, địa phương phải tiếnhành công tác này.

Việc thi tuyển, thi nâng ngạch côngchức cũng sẽ được đổi mới. “Thông qua kinh nghiệm thực hiện tại Bộ Nội vụ vàthành phố Hải Phòng, tới đây sẽ tiếp tục nhân rộng việc áp dụng hình thức thituyển công chức qua phần mềm vi tính; bảo đảm đến năm 2015 có 100% cơ quan ởtrung ương và 70% cơ quan ở địa phương thực hiện ứng dụng công nghệ tin học vàothi tuyển công chức”, ông Nguyễn Thái Bình cho biết.


Vị Bộ trưởng thông tin: với đối tượng công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý,Bộ Nội vụ đang xây dựng Đề án đổi mới phương thức tuyển chọn. Theo đó, trongnhững năm đầu triển khai thực hiện, việc thi tuyển lãnh đạo chỉ nằm trong khâutuyển chọn để tìm được người có đủ tài, đức; đủ tiêu chuẩn, điều kiện và tínnhiệm để giới thiệu cơ quan có thẩm quyền quyết định. Sau đó, cơ quan có thẩmquyền sẽ thực hiện bổ nhiệm theo quy định (thay cho khâu lấy phiếu như hiệnnay). Bộ Nội vụ cũng đang xây dựng Đề án về thực tập và tập sự lãnh đạo, quảnlý, áp dụng cho các chức danh lãnh đạo cấp Vụ, cấp Sở và cấp Phòng ở các cơquan, đơn vị từ trung ương đến địa phương.


Trưởng Đoàn giám sát Phan Trung Lý cho biết, Đoàn giám sát đã nhận được báo cáocủa hầu hết các bộ ngành, trung ương về vấn đề này; Đoàn đã và đang tiếp tục đikiểm tra thực tế. Chuyên đề giám sát sẽ kết thúc vào tháng 9, báo cáo được gửitới Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 9 để có thể trình ra Quốc hội tại kỳhọp cuối năm nay.

Nguồn SGGP

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đổi mới việc thi tuyển, thi nâng ngạch công chức qua công nghệ tin học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO