Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc: Phải thực sự là diễn đàn lắng nghe dân

Bài, ảnh: Hoàng Bảo| 06/11/2018 09:20

Đã thành truyền thống hàng năm, bắt đầu từ ngày 1-18/11, tất cả các khu dân cư trên địa bàn tỉnh đều tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam; tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

ADQuảng cáo

Tuy nhiên, qua các năm tổ chức cho thấy cũng còn nhiều vấn đề hạn chế cần được khắc phục nhanh để ngày hội thật sự là ngày vui của toàn dân, nhất là diễn đàn để lắng nghe dân.

Đông đảo người dân tổ dân phố 2, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa) tham dự Ngày hội đại đoàn kết dân tộc năm 2017

Với ý nghĩa quan trọng, hàng năm, tùy vào thực tiễn mà mỗi địa phương trong tỉnh lại có cách thức tổ chức khác nhau trên cơ sở bảo đảm được 2 phần theo yêu cầu là lễ và hội. Qua nhiều năm tổ chức, tại các khu dân cư, Ngày hội đại đoàn kết không chỉ là ngày vui, ngày đón nhận thành quả sau một năm cố gắng mà còn là dịp để người dân xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn.

Bên cạnh là ngày vui chung của các tầng lớp nhân dân, Ngày hội còn được xem là một diễn đàn để cán bộ, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị cơ sở lắng nghe ý kiến nhân dân, đối thoại với nhân dân trong xây dựng Đảng, chính quyền. Bởi đây chính là thời điểm quy tụ đông đủ nhất các tầng lớp nhân dân với đủ mọi thành phần tham dự mà những ngày khác khó làm được. Thế nhưng, tại một số địa phương của tỉnh, việc cán bộ lãnh đạo tham dự ngày hội còn hạn chế.

ADQuảng cáo

Theo đồng chí Lê Kim Huy, UVTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, qua theo dõi cho thấy, nhiều khu dân cư thường tổ chức vào thứ Bảy, Chủ nhật hoặc buổi tối. Việc này dẫn đến tình trạng, một số cán bộ, lãnh đạo các cấp dù được phân công dự nhưng vì lý do này, lý do khác lại không tham dự.

Đồng chí Lê Kim Huy chia sẻ: “Riêng đối với bản thân tôi, việc tham dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành việc làm thường xuyên. Tôi xem đó không chỉ là trách nhiệm của người công dân đối với địa phương mà còn thể hiện tinh thần vì dân, lắng nghe dân nói của người cán bộ, lãnh đạo. Ngày thường, người dân đã nghe cán bộ nói nhiều về chủ trương, chính sách. Vì vậy, ngày hội là ngày để cán bộ nghe dân-người trực tiếp thực hiện các chủ trương, chính sách nói lên những khó khăn, vướng mắc, kết quả như thế nào. Có tham dự trực tiếp cùng bà con, tôi mới thấy được sự nô nức, phấn khởi, vui mừng của nhân dân trước những kết quả làm được trong thực hiện các cuộc vận động do Mặt trận phát động”.

Tại Ngày hội đại đoàn kết toàn dân, Mặt trận huy động sự đóng góp của nhân dân cho Quỹ vì người nghèo

Với tinh thần đó, theo đồng chí Lê Kim Huy, tại Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2018 sắp tới, cán bộ, lãnh đạo các cấp, ngành cần khắc phục tình trạng này. Cán bộ được xem là cầu nối hữu hiệu nhất để nhân dân gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình đến với cấp ủy, chính quyền. Việc tham dự ngày hội không chỉ thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền đối với nhân dân mà còn là dịp để cán bộ, lãnh đạo gần dân, trọng dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, phát huy tinh thần lắng nghe dân. Ủy ban MTTQ các cấp cần phân bổ cán bộ, lãnh đạo dự ngày hội một cách hợp lý, ưu tiên địa bàn vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số để tạo khí thế mới sôi nổi cho người dân.

Bên cạnh đó, thông qua việc tổ chức ngày hội, Mặt trận các cấp cần tổng kết các cuộc vận động và bàn biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện ở khu dân cư trong năm tới cũng như kịp thời biểu dương các tập thể và cá nhân tiên tiến xuất sắc... Mặt trận cũng cần nhìn nhận, đánh giá lại hoạt động, công tác của mình trong việc phối hợp với tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân thực hiện các nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc: Phải thực sự là diễn đàn lắng nghe dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO