Quốc hội thảo luận Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi)

Phan Tân| 21/10/2020 13:54

Ngày 21/10, tiếp tục chương trình làm việc, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) và thảo luận trực tuyến.

ADQuảng cáo

Video clip:

Đồng chí Võ Đình Tín, UVTV, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành liên quan tham dự kỳ họp tại điểm cầu tỉnh Đắk Nông.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành liên quan tham dự tại điểm cầu tỉnh Đắk Nông

Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 47. Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo luật gồm 7 chương và 38 điều. Về phạm vi điều chỉnh, Điều 1 được chỉnh lý theo hướng khẳng định rõ Luật Cư trú chỉ điều chỉnh đối với công dân Việt Nam. Về việc cư trú của người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch được điều chỉnh bởi Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

ADQuảng cáo

Về điều kiện đăng ký thường trú, dự thảo luật không quy định điều kiện đăng ký thường trú áp dụng riêng đối với thành phố trực thuộc Trung ương như luật hiện hành. Bởi việc đặt ra các điều kiện riêng này sẽ làm hạn chế quyền tự do cư trú của công dân; tác động đến quyền, lợi ích hợp pháp của một bộ phận công dân đang sinh sống, làm việc tại các thành phố lớn nhưng không đủ điều kiện đăng ký thường trú.

Về điều khoản thi hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí thời điểm Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực thi hành là từ ngày 1/7/2021…

Thảo luận trực tuyến, các đại biểu Quốc hội thống nhất báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) nhưng cần giải thích rõ các từ ngữ, làm rõ khái niệm nơi thường trú, nơi tạm trú; quy định rõ hơn điều kiện được đăng ký thường trú; trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác quản lý cư trú; bổ sung trách nhiệm công an phường, xã, hộ gia đình, cơ quan sử dụng lao động…

Đối với điều kiện đăng ký tạm trú, nhiều đại biểu đề nghị không quy định điều kiện đăng ký tạm trú là phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý, vì sẽ làm cản trở quyền đăng ký cư trú của công dân, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý cư trú của các cơ quan nhà nước.

Góp ý về điều khoản thi hành, đa số ý kiến đều cho rằng, việc đổi mới phương thức quản lý cư trú của công dân từ cách thức thủ công, truyền thống bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và các tàng thư văn bản sang quản lý bằng số hóa, có kết nối thông suốt giữa các cơ quan đăng ký, quản lý cư trú trên cả nước thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và số định danh cá nhân là hoàn toàn phù hợp với xu thế tất yếu của việc hiện đại hóa phương thức quản lý nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử hiện nay.

Đại biểu đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo, bố trí đủ nguồn lực để tổ chức triển khai có hiệu quả, đúng tiến độ các công việc như trong kế hoạch đã đề ra…

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quốc hội thảo luận Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO