Kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào đầu tư du lịch trong Công viên địa chất (CVĐC) núi lửa Krông Nô là một chủ trương của tỉnh nhằm khai thác những thế mạnh, tiềm năng sẵn có. Phóng viên Báo Đắk Nông đã có cuộc trao đổi với đồng chí Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh xung quanh vấn đề này.
Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) là Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận. Từ những thành công ban đầu của tỉnh Hà Giang, một số địa phương trong cả nước đã học hỏi kinh nghiệm, vận dụng vào việc xây dựng CVĐC toàn cầu, trong đó có tỉnh Đắk Nông.
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay, toàn tỉnh có 1.094 người đang làm việc trong ngành du lịch; trong đó, lao động phục vụ tại các khu, điểm du lịch, công ty lữ hành, cơ sở lưu trú, nhà hàng khoảng 1.077 người. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có trình độ từ sơ cấp đến đại học chỉ chiếm khoảng 27,5%; trong đó, qua đào tạo chuyên môn về du lịch chỉ chiếm 17% và duy nhất chỉ có 1 người được công nhận là hướng dẫn viên quốc tế.
Chiều 7/5, Ban tổ chức Cuộc thi sáng tác Logo Công viên địa chất núi lửa Krông Nô- Đắk Nông đã tổ chức họp để xem xét, thống nhất kết quả chấm chọn các tác phẩm tham dự. Đồng chí Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh- Trưởng Ban tổ chức cuộc thi chủ trì.
Với mong muốn đóng góp vào việc quảng bá, xây dựng Công viên địa chất núi lửa Krông Nô, mới đây, tại huyện Krông Nô, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Trại sáng tác ảnh nghệ thuật năm 2018, thu hút đông đảo hội viên, cộng tác viên đang sinh sống trên địa bàn tỉnh tham gia.
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất (CVĐC) núi lửa Krông Nô là CVĐC toàn cầu, UBND tỉnh Đắk Nông đã mời các chuyên gia quốc tế về khảo sát, đo vẽ các hang động và mang về nhiều kết quả khả quan.
Năm 2016, UBND tỉnh Đắk Nông đã phê duyệt Đề tài: “Nghiên cứu, điều tra đánh giá di sản địa chất, xây dựng Công viên địa chất (CVĐC) khu vực hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông”. Sau 2 năm triển khai thực hiện, Đề tài đã đạt được những kết quả nhất định. Phóng viên Báo Đắk Nông đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ La Thế Phúc, cựu Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam-Chủ nhiệm đề tài xung quanh vấn đề này.
Những năm qua, phát hiện khảo cổ học trong phạm vi Công viên Ðịa chất núi lửa Krông Nô với nhiều di vật, di chỉ quan trọng. Một trong những phát hiện quan trọng nhất đó là cuộc sống của người tiền sử ngay chính tại hang động núi lửa Krông Nô.
Với diện tích trải dài qua 6 huyện, thị xã, nên trong khu vực Công viên địa chất (CVĐC) núi lửa Krông Nô có rất nhiều điểm địa chất tiêu biểu liên quan đến các hoạt động địa chất, hình thành núi lửa. Các điểm địa chất này có nhiều giá trị về mặt khoa học, tự nhiên, lịch sử văn hóa. Đáng nói nữa là từ ngàn xưa, sự hình thành các điểm di sản địa chất này đều được phản ánh qua những câu sử thi (Ót N’drong) của người M’nông.
Xây dựng logo Công viên địa chất (CVĐC) là một trong những tiêu chí để UNESCO đánh giá và công nhận danh hiệu CVĐC toàn cầu. Trên cơ sở đó, tỉnh Đắk Nông đã phát động Cuộc thi sáng tác Logo CVĐC núi lửa Krông Nô trong phạm vi toàn quốc và đã có nhiều tác giả gửi tác phẩm về tham dự.
Theo định nghĩa của Mạng lưới công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu thì CVĐC là khu vực có ranh giới xác định và có diện tích đủ lớn để phát triển kinh tế chủ yếu thông qua hoạt động du lịch. CVĐC không chỉ góp phần bảo tồn các giá trị địa chất tiêu biểu cho một vùng, một khu vực mà còn chú trọng liên kết với các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, cảnh quan và đa dạng sinh học để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững.
Theo Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) núi lửa Krông Nô, trên cơ sở tổng hợp các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia, hiện đã cơ bản thống nhất một số nội dung về ranh giới, tên gọi và các điểm di sản trên địa bàn.
Công viên Địa chất (CVĐC) Núi lửa Krông Nô trải dài trên địa bàn huyện Krông Nô và một một số xã thuộc các huyện Chư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong và thị xã Gia Nghĩa. Với đặc trưng là vùng đất bazan, núi lửa được xem như là một nét đặc trưng và có nguồn di sản địa chất vô cùng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, công tác điều tra, xác định các điểm di sản địa chất vẫn còn nhiều khó khăn.
Ban tổ chức Cuộc thi sáng tác lô gô Công viên địa chất núi lửa Krông Nô tỉnh vừa ban hành thể lệ Cuộc thi sáng tác lô gô Công viên địa chất núi lửa Krông Nô.
Mới đây, UBND tỉnh Đắk Nông phối hợp với Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học về xây dựng Công viên địa chất (CVĐC) núi lửa tại tỉnh Đắk Nông. Phóng viên Báo Đắk Nông đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Tân Văn - Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản, Trưởng tiểu ban CVĐC (Bộ Tài nguyên-Môi trường) về một số vấn đề liên quan.
Đặt tên cho các hang động trong hệ thống Công viên địa chất (CVĐC) núi lửa Krông Nô của tỉnh Đắk Nông là một trong những tiêu chí để UNESCO xét duyệt và công nhận danh hiệu CVĐC toàn cầu. Vì vậy, đặt tên ra sao, mang ý nghĩa, giá trị về nhiều mặt như thế nào, tạo được dấu ấn, dễ hiểu, dễ gọi... là vấn đề đang được khẩn trương tiến hành.
Khai thác, xây dựng, phát triển du lịch Công viên địa chất núi lửa (CVĐCNL) Krông Nô là mục tiêu có tầm chiến lược, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Đắk Nông. Để đạt được mục tiêu nói trên, chúng ta hiện đang tập trung xây dựng hồ sơ CVĐC Krông Nô đề nghị UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu.
Với diện tích khoảng 2.000 km2, Công viên Địa chất Núi lửa (CVĐCNL) Krông Nô trải dài từ huyện Krông Nô kéo sang một số xã lân cận của các huyện Chư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong, thị xã Gia Nghĩa.
Hệ thống hang động núi lửa Krông Nô đang được tỉnh Đắk Nông xây dựng lộ trình hình thành Công viên Địa chất Núi lửa Quốc gia và tiến tới Công viên Địa chất Núi lửa Toàn cầu.