Thủy điện từ lâu được các quốc gia xem là nguồn năng lượng rẻ, thân thiện với môi trường hơn một số năng lượng như điện than, điện nguyên tử. Đối với các nước đông Nam Á, nơi mà hệ thống sông suối dày đặc, với trữ lượng nước khá lớn và độ dốc lý tưởng thì thủy điện gần như lợi thế so sánh trong phát triển, nhất là các nước lưu vực thượng nguồn các dòng sông lớn như Mê Công. Cũng chính vì thế, Mê Công đang là dòng sông nhận được sự quan tâm lớn về tính bền vững bởi việc khai thác lợi ích của dòng chảy một cách quá sức, cộng với các yếu tố về biến đổi khí hậu, dân số các nước lưu vực tăng nhanh...
Với vị trí nằm giáp biển, cuối nguồn sông Mê Công, Bạc Liêu được đánh giá là một trong những địa phương chịu tác động sâu sắc từ biến đổi khí hậu và sụt giảm lượng nước từ hệ thống sông Mê Công, nhất là triều cường dâng và xâm nhập mặn. Điều này, đặt ra nhiều thách thức không riêng cho Bạc Liêu mà các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Sông Krông Nô (sông Bố - một trong hai nhánh của dòng sông chảy ngược Sêrêpốk) chạy dọc theo huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống cư dân lưu vực. Tuy nhiên, tình trạng sạt lở bờ sông đang diễn ra và ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe dọa đến tài sản, hoa màu, vật kiến trúc khu vực ven sông.
Trong năm 2019, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam luôn sát sao với sự chỉ đạo của Ủy hội sông Mê Công quốc tế và tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên lưu vực sông Mê Công; kịp thời đưa ra các quyết sách tham mưu cho các cấp có thẩm quyền giải quyết hợp lý nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi đến sông Mê Công.
Tại phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao lần thứ ba Ủy hội sông Mê Công quốc tế được tổ chức ở Siêm Riệp, Campuchia vào hồi tháng 4/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân phúc nhấn mạnh: để sông Mê Công mãi là dòng chảy của hòa bình, cần hơn nữa sự nỗ lực của quốc tế và các nước thuộc lưu vực. Đây cũng chính là tinh thần xuyên suốt thời gian qua mà Việt Nam đang nỗ lực hợp tác cũng như đưa ra những hành động cụ thể, thiết thực trong cam kết phát triển bền vững sông Mê Công.
Lưu vực sông Mê Công của Việt Nam bao gồm các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên đã và đang phải đối mặt với những biến đổi bất thường về thời tiết và khí hậu.
Thời gian qua, các hoạt động sản xuất nông nghiệp ven bờ, khai thác cát, xây dựng đập thủy điện... đã ảnh hưởng đến sông Sêrêpốk. Nguồn lợi thủy sản do vậy cũng bị suy giảm. Trước thực trạng này, Đắk Nông đã dành nhiều sự quan tâm để bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững.
Sông Sêrêpốk là phụ lưu quan trọng của sông Mê Công. Để khai thác tiềm năng sẵn có tại đây, nhiều dự án thủy điện đã được xây dựng và đi vào vận hành, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Việc phát triển thủy điện luôn được tính toán, đánh giá tác động môi trường để bảo đảm hài hòa các lợi ích.
Với tư cách thành viên của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Đắk Nông đã và đang thực hiện cam kết chung là sử dụng công bằng, hợp lý, bền vững tài nguyên nước trong lưu vực sông Mê Công.
Ở Tây Nguyên, các sông Sê San, Sêrêpốk là 2 nhánh chính phía bờ trái của sông Mê Công. Lưu vực 2 con sông này nằm trên địa phận của 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, được đánh giá có một vai trò đặc biệt trong việc nuôi dưỡng,phát triển nền kinh tế của nhiều địa phương.