Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Đắk Nông sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh, di sản địa chất địa mạo, văn hóa độc đáo, được đồng bào các dân tộc gìn giữ.
Công viên địa chất được manh nha phát triển từ cuối thế kỷ 20 và những CVĐC đầu tiên trên thế giới được thành lập vào năm 2000 ở châu Âu. Năm 2004, UNESCO bảo trợ cho việc phát triển mạng lưới và tính đến tháng 7/2020, toàn thế giới có 161 công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) của 44 quốc gia.
Thác Trinh Nữ hay còn gọi là thác Băng Rúp nằm ở trung tâm thị trấn Ea T’ling (Cư Jút). Đây là một ghềnh thác đẹp nằm trên dòng sông Krông Nô (dòng sông cha)-một phụ lưu của sông Sêrêpốk chảy ngược từ Đông sang Tây (ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk) và là một trong những điểm di sản của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.
Du lịch địa chất (Geological tourism) là một loại hình du lịch tập trung khai thác các yếu tố liên quan đến địa chất như địa mạo, cảnh quan, thành phần cấu tạo (đá xâm thực, đá tinh thể, đá trầm tích)… và quá trình hình thành các giá trị địa chất đó như xói mòn, phun rào núi lửa, băng hà…
Núi lửa Thuận An (Nâm Gle Rlúh hay còn gọi là núi lồ ô) nằm sát quốc lộ 14, thuộc thôn Thuận Hạnh, xã Thuận An (Đắk Mil). Đây là một trong 5 ngọn núi lửa trẻ nhất thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông trên nền đất đỏ phong hóa từ đá bazan đã hình thành từ hàng triệu năm trước.
Đắk Mil là một trong 6 huyện, thành phố nằm trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông và sở hữu nhiều điểm di sản nổi bật, thắng cảnh đẹp có giá trị để phát triển du lịch, thu hút khách tham quan, trải nghiệm.
Trong vùng Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Đắk Nông có cánh rừng hoa Blang nằm ở núi lửa Nâm Blang thuộc xã Buôn Choáh (Krông Nô). Loài cây này gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người M’nông và được chọn làm biểu trưng của CVĐCTC UNESCO Đắk Nông.
Du lịch địa chất (Geotourism) là loại hình du lịch tập trung khai thác các yếu tố liên quan đến địa chất như địa mạo, cảnh quan, thành phần cấu tạo (đá xâm thực, đá tinh thể, đá trầm tích…) và quá trình hình thành các giá trị địa chất đó như xói mòn, phun trào núi lửa, băng hà…
Ban Quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông vừa phát hành tập truyện tranh với tựa đề “Các giá trị độc đáo trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông- Xứ sở của những âm điệu”…
Thành phố Gia Nghĩa là 1 trong 6 địa phương của tỉnh nằm trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông được thiên nhiên ưu đãi, với nhiều cảnh quan, di sản có giá trị văn hóa, lịch sử...
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong vùng công viên địa chất là một trong những tiêu chí bắt buộc và là mục tiêu hướng đến của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO (GNN) nhằm phát triển bền vững cho các thành viên.
Thực hiện kế hoạch chung của tỉnh trong việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về giá trị của Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Đắk Nông, thời gian qua, ngành Giáo dục tỉnh đã triển khai sâu rộng dưới nhiều hình thức đến tất cả các trường học trên địa bàn và đem lại hiệu quả rõ nét.
Năm 2020, cả thế giới bước vào thời kỳ khó khăn do dịch Covid-19 hoành hành và làm ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là lĩnh vực du lịch. Trước thực tế đó, Ban điều hành Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (GGN) đã gửi bức thông điệp nhằm động viên 147 CVĐCTC ở 41 quốc gia cố gắng nỗ lực vượt qua đại dịch và vận hành có hiệu quả.
Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Đắk Nông là nơi hội tụ của hơn 40 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống và có bề dày lịch sử, văn hóa phong phú, đa dạng.
Theo Ban Quản lý CVĐCTC UNESCO Đắk Nông, để xây dựng và vận hành hiệu quả CVĐCTC, hiện nay Ban đã chọn được 5 điểm di sản nổi bật để tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch gồm điểm số 17 (cầu Sêrêpốk) ở huyện Cư Jút; điểm số 8 (núi lửa Nâm Kar) và điểm số 10 (cánh đồng lúa ven núi lửa) của huyện Krông Nô; Trung tâm thông tin CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông của huyện Đắk Song tại ngã tư cầu 20.
Xây dựng và phát triển du lịch một cách bền vững, bảo tồn nguyên vẹn các giá trị di sản, văn hóa truyền thống các dân tộc là một trong những mục tiêu mà tỉnh Đắk Nông hướng đến kể từ khi xây dựng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.
Nhằm góp phần quảng bá các điểm đến và hình thành mạng lưới tình nguyện viên, hướng dẫn viên du lịch tại địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn phát động, tổ chức Cuộc thi thuyết trình tiếng Anh 2020 tìm hiểu về Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông (English Speaking contest 2020- Dak Nong UNESCO Global Geopark insieght).
Xây dựng, phát triển du lịch bền vững dựa trên cộng đồng và khai thác hợp lý các di sản là một trong những tiêu chí bắt buộc của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (GGN).
Tại đêm khai mạc Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ 2 năm 2020 diễn ra tại TP. Gia Nghĩa mới đây, Tổ chức UNESCO đã chính thức trao Bằng công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông cho tỉnh Đắk Nông.