Hiện nay, Công viên địa chất (CVĐC) Đắk Nông có hơn 30 đối tác chính thức, chủ yếu trong các lĩnh vực lưu trú, nhà hàng, khu điểm du lịch, nông sản địa phương và canh nông.
Núi lửa Băng Mo, là điểm thứ 15, thuộc tuyến du lịch “Bản giao hưởng của làn gió mới” có vị trí tại tổ dân phố 4, thị trấn Ea T’ling (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông).
Trên hành trình trải nghiệm tuyến hành trình du lịch “Trường ca của Lửa và Nước”, thuộc tuyến số 1 của CVÐC Ðắk Nông, điểm dừng chân cảnh quan cánh đồng lúa ven núi lửa tại xã Nâm N'đir (Krông Nô) sẽ níu chân du khách.
Sau khi Công viên địa chất (CVÐC) Ðắk Nông bước đầu được chấp thuận là CVÐC toàn cầu vào tháng 9/2019, các chuyên gia UNESCO sẽ tiếp tục đi thẩm tra một cách độc lập các hoạt động. Nhận thức rõ điều đó, Ðắk Nông đã bắt tay vào việc thực hiện các chương trình cấp thiết để có thể chính thức đạt danh hiệu "CVÐC toàn cầu" trong thời gian tới.
Tháng 9/2019, Hội đồng Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO đã thống nhất đề cử hồ sơ CVĐC Đắk Nông lên UNESCO xem xét công nhận là CVĐC toàn cầu vào tháng 4/2020.
Buôn Buôr, xã Tâm Thắng (Cư Jút) được chọn là 1 trong 44 điểm tham quan thuộc 3 tuyến du lịch Công viên địa chất Đắk Nông. Buôn Buôr được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiều lần khảo sát, đánh giá và đi đến kết luận là buôn làng cổ nhất của người Ê đê ở Tây Nguyên.
Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện có khoảng 6.000 ha cây ăn quả phân bố ở nhiều địa phương. Trong đó, nhiều trang trại nằm ngay trên cung đường dẫn đến các điểm, tuyến du lịch gắn với Công viên địa chất Đắk Nông. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình du lịch canh nông, du lịch cộng đồng.
Nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức cho các em học sinh về giá trị Công viên địa chất (CVĐC) Đắk Nông, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai sâu rộng dưới nhiều hình thức, nhờ đó nhận thức của các em học sinh đã từng bước nâng lên rõ rệt.
Theo Bảo tàng tỉnh Đắk Nông, sau gần 3 tháng đi vào hoạt động (từ 31/7), đến nay, Nhà triển lãm âm thanh (Công viên địa chất Đắk Nông) đã đón hơn 2.000 lượt khách đến tham quan, chủ yếu từ các tỉnh, thành và đi theo đoàn.
Nhằm tuyên truyền, giới thiệu những giá trị nổi bật của Công viên địa chất (CVĐC) Đắk Nông, mới đây, Ban Quản lý CVĐC Đắk Nông đã tổ chức đợt tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng về CVĐC Đắk Nông và CVĐC toàn cầu tại các xã, trường học như: Trúc Sơn, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cư Jút); Nâm N’đir, Buôn Choáh, Trường THPT Hùng Vương (Krông Nô)…
Vừa qua, UBND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Hội thảo tour, tuyến gắn với Công viên địa chất (CVĐC) Đắk Nông, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các đơn vị kinh doanh du lịch trên cả nước về tham dự. Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, muốn khai thác tour, tuyến du lịch CVĐC Đắk Nông thì phải dựa vào đặc thù vốn có.
Dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn, tỉnh Đắk Nông đã xây dựng được 3 tuyến du lịch Công viên địa chất (CVĐC) Đắk Nông với các tên gọi “Trường ca của nước và lửa”, “Bản giao hưởng của sự đổi thay” và “Âm vang từ Trái đất”.
Dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn, tỉnh Đắk Nông đã xây dựng được 3 tuyến du lịch Công viên địa chất (CVĐC). Để tìm ra giải pháp phát huy, vận hành hiệu quả các tuyến du lịch này, UBND tỉnh chuẩn bị tổ chức Hội thảo kết nối tour, tuyến với CVĐC. Phóng viên Báo Đắk Nông đã có cuộc trao đổi với đồng chí Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh xung quanh vấn đề này.
Vừa qua, tại Rinjani-Lombok (Indonesia) đã diễn ra Hội nghị lần thứ 6 Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu (CVĐC) khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2019 với chủ đề “CVĐC toàn cầu: Hỗ trợ cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương và giảm thiểu rủi ro thiên tai trong vùng CVĐC”.
Cầu Sêrêpốk hay còn gọi là cầu 14 thuộc xã Tâm Thắng (Cư Jút) là nơi giao thoa, nối liền giữa hai tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông. Nơi đây đã ghi dấu sự phát triển của lịch sử vùng đất và con người Tây Nguyên.
Công viên địa chất (CVĐC) Đắk Nông trải dài qua 6 huyện, thị xã và có nhiều giá trị về địa chất, địa mạo, văn hóa, đa dạng sinh học… Trong đó, văn hóa truyền thống các dân tộc vùng CVĐC rất đa dạng và phong phú, tạo nên nét đặc trưng.
Mới đây, UBND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức gặp mặt Đoàn phóng viên báo chí quốc tế vào tác nghiệp tại Công viên địa chất (CVĐC) Đắk Nông. Tại buổi gặp mặt, đồng chí Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trao đổi một số vấn đề liên quan đến xây dựng CVĐC Đắk Nông.
Đó là tâm sự chung của các phóng viên quốc tế khi tham gia tác nghiệp về Công viên địa chất (CVĐC) Đắk Nông. Dù chuyến đi diễn ra chỉ trong mấy ngày nhưng cũng đủ giúp họ có nhiều tư liệu quý, hình ảnh đẹp về CVĐC Đắk Nông.