Xây dựng hệ thống đối tác là một trong những tiêu chí mà UNESCO đưa ra để công nhận danh hiệu Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu. Với ý nghĩa đó, mới đây, Ban Quản lý CVĐC Đắk Nông đã tổ chức gặp mặt nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh làm đối tác của CVĐC. Ngay trong buổi gặp mặt đã có hơn 10 đơn vị tiên phong làm đối tác chính thức của CVĐC.
Theo Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Đắk Nông, với sự tư vấn, hỗ trợ của các chuyên gia UNESCO, tỉnh Đắk Nông đã xây dựng được 3 tuyến du lịch CVĐC. Mỗi tuyến đều có một sự trải nghiệm riêng biệt và khi đưa vào khai thác sẽ mang lại sự trải nghiệm độc đáo cho du khách trong và ngoài nước.
Trong quá trình thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học tại hang động núi lửa Krông Nô, các nhà khoa học đã phát hiện vết tích cư trú của người tiền sử trong các hang động Công viên địa chất (CVĐC) Đắk Nông. Đây là một trong những phát hiện có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thiện hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận danh hiệu CVĐC toàn cầu.
Theo kế hoạch, vào tháng 11 tới, tỉnh Đắk Nông sẽ nộp hồ sơ đệ trình UNESCO xét duyệt công nhận danh hiệu Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu cho CVĐC Đắk Nông. Tới thời điểm hiện tại, mọi công việc đều đang được gấp rút thực hiện.
Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu là danh hiệu cao quý do tổ chức UNESCO thẩm định và công nhận dựa trên các tiêu chí định sẵn. Dựa trên những tiêu chí đó, tỉnh Đắk Nông đang tiếp tục nỗ lực hoàn thành hồ sơ và chuẩn bị đệ trình lên UNESCO xét duyệt, công nhận CVĐC núi lửa Krông Nô là CVĐC toàn cầu.
Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Công viên địa chất (CVĐC) là một trong những tiêu chí quan trọng mà UNESCO đưa ra để xét duyệt, công nhận danh hiệu CVĐC toàn cầu. Với sự đa dạng, phong phú về tài nguyên du lịch cũng như văn hóa truyền thống, tỉnh Đắk Nông đã và đang nỗ lực xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù.
Mới đây, Đoàn khảo sát thực địa của UNESCO đã tổ chức đợt khảo sát, thẩm định tiến trình xây dựng hồ sơ Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu của tỉnh Đắk Nông. Phóng viên Báo Đắk Nông đã có cuộc trao đổi với ông Mai Phan Dũng, Quyền Tổng thư ký Ủy ban UNESCO Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Xây dựng tour, tuyến du lịch vùng công viên địa chất (CVĐC) hoạt động hiệu quả là một trong những tiêu chí để xét duyệt và công nhận danh hiệu CVĐC toàn cầu của UNESCO.
Theo kế hoạch từ ngày 17-22/7, Đoàn chuyên gia UNESCO do Tiến sĩ Guy Martili-Trưởng Ban điều hành, Chủ tịch Hội đồng Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu dẫn đầu sẽ đến tổ chức tiền thẩm định, khảo sát tiến trình xây dựng hồ sơ xây dựng CVĐC toàn cầu của tỉnh Đắk Nông. Phóng viên Báo Đắk Nông đã có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Hồng An, Phó Giám đốc Ban Quản lý CVĐC núi lửa Krông Nô xung quanh vấn đề này.
Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu là một danh hiệu cao quý do UNESCO công nhận, với những bộ tiêu chí khắt khe về cảnh quan môi trường, văn hóa và tiềm năng phát triển du lịch… Nếu “chinh phục” được danh hiệu này, tỉnh Đắk Nông sẽ có cơ hội rất lớn trong việc phát triển kinh tế-xã hội, vừa bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên vừa xây dựng và phát huy hiệu quả các tiềm năng thế mạnh trong lĩnh vực du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng.
Nhằm nâng cao trách nhiệm của nhân dân trên địa bàn về bảo vệ và phát huy các giá trị di sản Công viên địa chất (CVĐC) núi lửa Krông Nô, thời gian qua, huyện Krông Nô đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức.
Kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào đầu tư du lịch trong Công viên địa chất (CVĐC) núi lửa Krông Nô là một chủ trương của tỉnh nhằm khai thác những thế mạnh, tiềm năng sẵn có. Phóng viên Báo Đắk Nông đã có cuộc trao đổi với đồng chí Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh xung quanh vấn đề này.
Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) là Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận. Từ những thành công ban đầu của tỉnh Hà Giang, một số địa phương trong cả nước đã học hỏi kinh nghiệm, vận dụng vào việc xây dựng CVĐC toàn cầu, trong đó có tỉnh Đắk Nông.
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay, toàn tỉnh có 1.094 người đang làm việc trong ngành du lịch; trong đó, lao động phục vụ tại các khu, điểm du lịch, công ty lữ hành, cơ sở lưu trú, nhà hàng khoảng 1.077 người. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có trình độ từ sơ cấp đến đại học chỉ chiếm khoảng 27,5%; trong đó, qua đào tạo chuyên môn về du lịch chỉ chiếm 17% và duy nhất chỉ có 1 người được công nhận là hướng dẫn viên quốc tế.