“Em nghe chăng, trong lắng sâu nơi hồng trái tim mình. Hà Nội mùa thu, nghe xao xuyến trong lòng ta...”. Lời bài hát ấy cứ ngân nga trong tôi, mỗi lần về thăm Hà Nội.
Nghề gác kèo ong ở huyện Trần Văn Thời, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau là nghề truyền thống lâu đời được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở xứ rừng U Minh. Theo các bậc lớn tuổi trong nghề thì gác kèo ong hình thành rất sớm, từ những ngày đầu tiên con người đặt chân đến vùng đất này khai hoang mở cõi khoảng nửa cuối thế kỷ thứ XIX.
Nằm ở thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn), ga Đồng Đăng là nơi có nhiều hoạt động nổi bật trong lịch sử, trở nên nổi tiếng và là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Nằm ở xã Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), Cụm di tích lán Nà Nưa bao gồm các di tích: lán Nà Nưa, lán Cảnh vệ, lán Điện Đài, lán Đồng Minh và lán họp Hội nghị toàn quốc của Đảng.
Rau câu chân vịt (hay rau chân vịt) là một loại rong biển có hình dạng giống chân vịt, bám vào các rạng san hô. Rau này còn có tên gọi khác là rong kỳ lân, rong đá hay rong chân vịt. Đây là loại rau thường tập trung nhiều ở khu vực biển miền Trung, nhất là đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, quần đảo Hoàng Sa-Khánh Hòa…
Tôi đã có dịp đến huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) của vùng rừng núi Tây bắc vào dịp lễ hội ruộng bậc thang. Đồng bào dân tộc thiểu số rất mến khách, cởi mở.
Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km, Khu dã ngoại Trung Lương (còn gọi là bãi biển Trung Lương) nằm ở phía Đông đường ĐT 639, thuộc thôn Trung Lương, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát (Bình Định).
Trong lịch sử, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) gắn liền với sự hình thành các buôn làng và không gian văn hóa độc đáo của vùng đất Tây Nguyên, là cội nguồn cho sự phát triển thành phố Buôn Ma Thuột như ngày nay. Một trong những nét văn hóa đặc sắc ấy phải kể đến “buôn trong phố”.
Phan Xi Păng, Fansipan, hay Phan Si Phăng là ngọn núi cao nhất Việt Nam và cả ba nước Đông Dương (Việt Nam – Lào – Cam Pu Chia), nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía Tây Nam nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan", có nghĩa là “Phiến đá khổng lồ chênh vênh”.
Nhiều năm nay, Cẩm Thủy trở thành điểm du lịch nổi tiếng của xứ Thanh nói riêng, cả nước nói chung với địa danh “suối cá thần” ở làng Lương Ngọc, xã Cẩm Lương. Những câu chuyện thú vị, huyền bí về "suối cá thần" đã tạo ra sức hút mạnh, biến nơi đây thành một điểm “hút” khách du lịch thập phương.
Về đất Tổ Phú Thọ những ngày tháng 3, chúng tôi có dịp tản bộ trên những bậc tam cấp lên dâng nén hương tại đền thờ các vua Hùng trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng, thuộc TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Ao ước, mong chờ từ rất lâu, tôi mới có dịp được lên Hòa Bình để tham quan Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, nơi được mệnh danh là “công trình của thế kỷ XX”.
Văn Miếu-Quốc Tử Giám được xem là Trường Đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam được xây dựng từ năm 1070 đời Lý Thánh Tông, nằm ở phía Nam thành Thăng Long, nay thuộc thành phố Hà Nội.
Chùa Thập Tháp Di Đà nằm cách TP. Quy Nhơn khoảng 28 km, được xây dựng trên gò đất có mười ngôi tháp Chàm. Đây là ngôi chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế, được trùng tu bốn lần nhưng vẫn giữ được tổng thể hài hòa, tôn nghiêm, cổ kính.