Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê

17/01/2013 10:02

Khu di chỉ Óc Eo thuộc vùng núi Sập - Ba Thê (nay thuộc thị trấn Óc Eo), huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, cách thành phố Long Xuyên khoảng 40 km...

ADQuảng cáo

Khu di chỉ Óc Eo thuộcvùng núi Sập - Ba Thê (nay thuộc thị trấn Óc Eo), huyện Thoại Sơn, tỉnh AnGiang, cách thành phố Long Xuyên khoảng 40 km.



Khudi tích Óc Eo và các cổ vật tìm thấy tại khu di tích


Thành cổ Óc Eo là mộthải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7bị chìm dưới đất, được phát hiện khi nhân dânđào kênh xáng Ba Thê. Từ kênh đào này, có các kênh đào nhánh tách ra xung quanhtạo thành các hình chữ nhật đều đặn. Bên trong các khu vực hình chữ nhật nàycòn sót lại những dấu tích của các khu sản xuất đồ nữ trang, thủ công mỹ nghệ,các móng nhà bằng gỗ và bằng gạch, các viên gạch được trang trí bằng các hìnhsư tử, rắn mang bành, động vật một sừng và các động vật khác.

Bên cạnh đó, còn pháthiện nhiều dấu tích khác như: các “hình khối” dùng để rót kim loại, nhiều loạitiền xu trong đó có tiền xu La Mã, các đền thờ, mộ táng bằng gạch đá. Những divật của nền văn hóa óc Eo được phát hiện với trên 270 hiện vật, trong đó có 196hiện vật bằng vàng, 22 hiện vật bằng đá, 47 hiện vật bằng đất nung, đến nay vẫncòn nhiều điều bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu, khảo cổ. Vào năm 1913, ngườidân vùng này phát hiện một pho tượng Phật bốn tay và hai bia đá khắc chữ Phạn,đã lập chùa để thờ tại chân núi Ba Thê, dân gian thường gọi là chùa Phật BốnTay v.v...

ADQuảng cáo

Hiện trên núi Ban Thêcó nhà trưng bày cổ vật, hiện vật có liên quan đến lịch sử cũng như văn hóa ÓcEo- Ba Thê. Ngoài ra, trên đỉnh núi còn có Sơn Tiên tự- ngôi chùa cổ được xâydựng vào năm 1933, trước sân có tượng Phật Quan Thế Âm cao hơn 8m, đứng trêntòa sen. Cạnh đó là bia kỷ niệm nằm chệch bên tháp xá lợi ghi lại chiến côngoanh liệt của quân giải phóng Ba Thê- Thoại Sơn, đã tiêu diệt gọn cứ điểm củađịch trên đỉnh núi Ba Thê vào năm 1968.

Một di tích nữa rấtlạ, thu hút trí tưởng tượng và sự tò mò của du khách là trên 2 hòn đá to nằm bêntrong khuôn viên ngôi chùa có in dấu bàn chân người to dị thường. Một bàn chânto in hơi cạn, có dấu ngón chân rõ ràng. Còn một bàn chân khác in sâu lõm xuốngđá, chỉ có 3 ngón nhưng rất to. Ngoài ra, trên núi Ba Thê còn có một tảng đá tolớn giống cây thanh đao dài hơn 3m, ngang 0,7m và ước nặng 2,5 tấn. Người dângọi là thạch đại đao, là vũ khí của trời đất dành để trừng trị bọn gian ác.Người dân cũng đã lập nhà che và tôn thờ cây thạch đại đao này như một vị thần.Bên cạnh đó, còn có di tích chót Ông Tà, khu thờ thần Hổ trên núi…

Hiện nay, khu di chỉÓc Eo đón rất nhiều nhà sưu tầm, khảo cổ đến nghiên cứu, tìm hiểu và hấp dẫnđược rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây để xem di vật, vết tíchđược phát hiện để biết thêm về những hiện vật được sản xuất với trình độ kỹthuật khéo léo cũng như độ tinh xảo trong nhiều nghề thủ công của cư dân Óc Eo.

Ngày 27/9/2012, Thủtướng Chính phủ đã có Quyết định số 1419/QÐ-TTg công nhận Di tích khảo cổ vàkiến trúc nghệ thuật Óc Eo- Ba Thê là Di tích quốc gia đặc biệt.

NguyễnHồng (t.h)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO