Độc đáo lễ cúng cây nêu cầu an của đồng bào Ê đê

Nguyễn Hồng (g/t)| 13/05/2022 09:52

Lễ cúng cây nêu cầu an của đồng bào Ê đê là một trong những sinh hoạt văn hóa, phản ánh đậm nét đời sống tinh thần; là nghi lễ có tính chất tâm linh, vừa có tính thực tiễn trong đời sống, được đồng bào trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện những khát vọng tốt đẹp, ấm no đến với người dân buôn làng.

ADQuảng cáo

Biểu tượng tâm linh

Đối với đồng bào Ê đê, cây nêu là biểu tượng của tâm linh, là cây vũ trụ, trục nối giữa đất với trời, là vật không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống. Chính vì vậy, lễ cúng cây nêu cầu an luôn được đồng bào Ê đê trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Ý nghĩa của biểu tượng và họa tiết từng phần trên cây nêu được ví như thân hình của một vị thần. Phần đầu là sự kết nối giữa đất trời, sự giao tiếp giữa các vị thần và linh hồn vạn vật với con người,… Đặc biệt với tang ma, lễ bỏ mả và các nghi lễ liên quan đến người đã khuất thì biểu tượng bắp chuối được tô màu đen. Phần cổ là cầu mong sự an lành, sự may mắn. Phía dưới là 4 thanh gỗ được gắn ngàm với nhau giống như cái bếp lửa nhà dài biểu trưng cho dàn bếp với ý nghĩa cầu an cho gia đình và dòng họ được an lành, khỏe mạnh. Nghi lễ cầu no đủ thường treo hình con cá hoặc dụng cụ lao động, nếu lễ cúng cầu an thường treo bông hoặc chùm chỉ kết lại để biểu trưng cho linh hồn an bình, khỏe mạnh. Phần ngực là cầu no đủ, hạnh phúc, biểu tượng sự no đủ, hạnh phúc và thể hiện sự đoàn kết, sum vầy để gắn kết con người với con người và gia đình với cộng đồng buôn làng (đùm bọc, chia sẻ nhau về tình cảm và vật chất). Phần bụng là định kỳ nghi lễ (khắc vòng quanh thân cây nêu): Thường khắc 3 vòng, 5 vòng và 7 vòng tùy theo lần tổ chức trong gia đình. Dùng màu vàng thân và màu xanh vỏ cây. Phần chân là cầu mưa thuận gió hòa, được trang trí bằng họa tiết cách điệu, dùng hai sắc màu đỏ và màu vàng. Hình chong chóng tượng trưng cho thời tiết mưa thuận gió hòa; hình tổ ong tượng trưng cho sự dồi dào từ nguồn thức ăn của thiên nhiên ban tặng với quan niệm mùa màng bội thu. Xung quanh gốc cây nu có đóng cọc bảo vệ (nếu dựng ngoài trời), trên bốn cọc có thanh gỗ bọc quanh được đẽo bằng hình tượng cách điệu của 4 con chim cu đất, đầu quay bốn hướng. Đây là nơi mọi người trong cộng đồng hoặc khách mời (từ già, trẻ, gái, trai) gửi gắm niềm mơ ước, cầu xin tới các vị thần để được phù hộ, ban cho,… Họ thường bẻ nhành cây, lá cỏ hoặc bông dại gắn vào hàng rào để gửi thông điệp mà mình ước nguyện.

Lễ cúng được bắt đầu với nghi thức cúng sức khỏe

ADQuảng cáo

Lễ cúng cây nêu

Cây nêu được trang trí những họa tiết, hoa văn khác nhau tùy theo ý nghĩa của từng nghi lễ tạ ơn hoặc cầu an, cầu sự no đủ cho gia đình hoặc cộng đồng,…

Lễ cúng cây nêu cầu an là phong tục độc đáo của đồng bào Ê đê, thể hiện tình đoàn kết cộng đồng cũng như ước mơ những điều ấm no, tốt đẹp sẽ đến với dân làng...

Trong lễ cúng, cây nêu được đặt ở giữa bãi đất trống trước nhà Rông với lễ vật gồm: 1/2 con heo, 1 con gà, 3 bát cơm, 3 món thịt, 3 ché rượu cần. Sau tiếng chiêng chào mời, đón khách, nghi lễ bắt đầu với nghi thức cúng sức khỏe nhằm cầu mong sức khỏe và may mắn cho chủ nhà, mọi người trong gia đình, dòng họ.

Tiếp theo là nghi lễ cầu an cho chủ nhà với nghi thức cúng đeo vòng và chuỗi hạt, sau đó là nghi thức đeo vòng của dòng họ. Cuối buổi lễ, chủ nhà lần lượt mời cơm, rượu người có uy tín trong dòng họ, dòng tộc và những người tham dự, cùng chúc cho chủ nhà và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Độc đáo lễ cúng cây nêu cầu an của đồng bào Ê đê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO