Thành Cổ Loa

18/10/2012 09:21

Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Ðông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên...

ADQuảng cáo

Thành Cổ Loa thuộc xãCổ Loa, huyện Ðông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà nước Âu Lạc (tên nước ViệtNam thời đó), dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Côngnguyên.


Vào thời Âu Lạc, CổLoa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quantrọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồngbằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sôngHoàng. Sông Hoàng (tức sông Thiếp) là một con sông nhánh lớn quan trọng củasông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu trong hệ thống sông Thái Bình.

Thành Cổ Loa được cácnhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấutrúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của ngườiViệt cổ”. Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng địa hình tự nhiên, tậndụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bứctường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượntheo địa hình.

Chất liệu chủ yếu dùngđể xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Ðá được dùng để kè cho chân thànhđược vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạnkhác. Ðá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xengiữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ởchân thành và rìa thành để chống sụt lở.

ADQuảng cáo

Thành Cổ Loa theotương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng hiện còn 3 vòng thành. Chu vi vòngNgoại 8km, vòng Trung 6,5km, vòng Nội 1,65km, diện tích trung tâm lên tới 2km2.Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắpđến đâu, lũy xây đến đó.

Mặt ngoài lũy, dốcthẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy caotrung bình từ 4m-5m, có chỗ cao đến 8m-12m. Chân lũy rộng 20m-30m, mặt lũy rộng6m-12m. Thành Nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thànhrộng từ 6m-12m, chân rộng từ 20m-30m, chu vi 1.650m và có một cửa nhìn vào tòakiến trúc Ngự triều di quy.

Hiện nay, qua cổnglàng, cũng là cổng thành Nội là tới đình làng Cổ Loa. Theo truyền thuyết thì đólà nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan hội triều nên trong đình còn tấmhoành phi “Ngự triều di quy”. Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúaMỵ Châu, trong am có một tảng đá hình người cụt đầu, là tượng Mỵ Châu.

Qua am Mỵ Châu tới đềnThượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng trên nền nội cung ngàytrước. Ðền này mới trùng tu, tôn tạo đầu thế kỷ XX, có đôi rồng đá ở bậc tamcấp cửa đền là di vật đời Trần. Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng.Trước đền là Giếng Ngọc, tương truyền là nơi Trọng Thủy tự tử vì hối hận. Nơiđây, có đầy đủ các loại hình di tích: Ðình, đền, chùa, am, miếu. Trong đó hàmchứa biết bao giá trị văn hóa Việt Nam qua bao thế hệ.

Trên khu vực thành CổLoa, các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều mộ cổ, hàng vạn mũi tên đồng bacạnh, rìu lưỡi xéo bằng đồng, tiền đồng, lưỡi cày, các vật dụng bằng gốm, đấtnung và trống đồng Cổ Loa từ thời An Dương Vương. Các nhà khảo cổ đã phát hiệnđược di tích nơi cư trú đã tồn tại trước khi xây dựng thành Cổ Loa thuộc buổiđầu thời đại đồ sắt.

Năm 1962, thành Cổ Loađược Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Ngày 27/9/2012, Thủtướng Chính phủ có Quyết định số 1419/QÐ-TTg xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệtđối với thành Cổ Loa. Ðược biết, trong thời gian tới, khu di tích Cổ Loa sẽđược xây dựng thành “Công viên Lịch sử – Sinh thái – Nhân văn” của Thủ đô HàNội với với quy mô khoảng 860ha.

NguyễnHồng (t.h)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thành Cổ Loa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO