Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt

13/12/2012 09:44

Trong phiên họp của Ðại hội đồng UNESCO tại Paris (Pháp) ngày 6/12 vừa qua, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể có tính tiêu biểu của nhân loại...

ADQuảng cáo

Trong phiên họp của Ðại hội đồng UNESCO tại Paris (Pháp)ngày 6/12 vừa qua, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” của Việt Nam đã đượcUNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể có tính tiêu biểu của nhân loại.Mỗi một dân tộc trên thế giới đều có bề dày lịch sử và văn hóa của dân tộcmình. Chính điều đó đã quyết định sức sống, sự phát triển và bản sắc văn hóacủa từng dân tộc trên hành tinh này. Ðối với nhiều người dân Việt Nam, tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã ăn sâu vào tâm thức.


Rước kiệutại lễ hội Đền Hùng. Ảnh: T.L


Trong tâm linh và tìnhcảm của những người dân đất Việt đều tin rằng: cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ làkhởi nguồn của dân tộc và các vua Hùng là những người có công dựng nước.

Biết ơn những bậc tiềnnhân đã có công khai sơn phá thạch để xây dựng nước non này, cộng đồng dân tộcViệt đã tôn vinh Hùng Vương là Ông Tổ của mình để đời đời thờ phụng. Từ thờcúng tổ tiên của từng gia đình đến thờ cúng Ông Tổ chung của cả dân tộc là nétđẹp văn hóa - tín ngưỡng, biểu hiện tính cách rất riêng và đạo lý, lòng biết ơncủa người Việt đối với các bậc tiền nhân có công dựng nước.

Ở Việt Nam, hầu nhưgia đình nào cũng có bàn thờ Tổ, được đặt ở một nơi trang trọng nhất trong nhà;rồi đến tổ tiên một chi họ, một họ (nhà thờ chi, nhà thờ họ) đến nhà thờ tổtiên của một làng được thờ ở các đình, đền, miếu... và cao hơn cả là thờ tổtiên chung của cộng đồng dân tộc.

ADQuảng cáo

Ngày giỗ của ông bà,cha mẹ hay tổ chi, tổ họ con cháu đều tụ họp đông đủ, chuẩn bị lễ vật để dânglên bàn thờ kính lễ. Dân tộc Việt Nam đã chọn ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàngnăm làm ngày giỗ Tổ. Từ xưa đến nay vào những ngày đầu tháng 3 âm lịch, mọingười dân đất Việt đều hướng về nơi cội nguồn dân tộc, có rất nhiều người ở cácđịa phương về với vùng đất linh thiêng, nơi cội nguồn dân tộc để tham gia lễhội Ðền Hùng. Trong những ngày hội mở, các làng xã quanh khu vực có đền thờ TổHùng Vương tham gia rước kiệu và các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ lễhội. Ðến ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm Nhà nước và nhân dân thực hiện cácnghi lễ giỗ Tổ Hùng Vương. Chính vì vậy, trong dân gian đã truyền tụng câu cacó từ bao đời nay:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Từ ý nghĩa và vị tríquan trọng của ngày giỗ Tổ trong tâm linh người dân đất Việt nên trong cuộc đờicủa mỗi người, dù làm gì và sống ở nơi đâu, ai cũng muốn được một lần trongcuộc đời hành hương về vùng đất cội nguồn, thắp một nén tâm nhang để tưởng nhớcông ơn của các vua Hùng. Có lẽ trên thế giới ít có nơi nào lại có tín ngưỡngthờ cúng tổ tiên chung như dân tộc Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương thuộc văn hóa tín ngưỡng thờ tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Ðó luôn làyếu tố nội lực của văn hóa dân tộc góp phần hun đúc lòng tự hào, tạo nên tinhthần đoàn kết, yêu nước thương nòi của người Việt Nam: “Cây có cội, nước có nguồn”,“Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Người Việt thờ cúng các vua Hùngchính là để tôn vinh dân tộc mình.

Thực tế, tín ngưỡngthờ cúng Hùng Vương đã tồn tại và phát triển trong cuộc sống cộng đồng ngườiViệt hàng ngàn năm nay. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ thể hiện trongđời sống văn hóa tâm linh và đức tin của người Việt vào các vị thánh thần bảohộ mà còn trở thành đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” biết ơn những bậc tiền nhân cócông dựng nước.

Cùng với sự phát triểncủa đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trởthành một loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh của dântộc Việt. Chính vì thế mà tín ngưỡng Hùng Vương tồn tại và phát triển theo dọcchiều dài lịch sử Việt Nam.Xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong dân gian đến các triều đạiphong kiến độc lập tự chủ trước đây và cả thời hiện tại, Nhà nước rất quan tâmđến việc tôn thờ, tôn vinh các vua Hùng, vì thế mà đền Hùng được quan tâm đầutư xây dựng để là nơi thờ tự Tổ chung của dân tộc.

Về nơi thờ tổ tiên củadân tộc không chỉ là về với cội nguồn mà còn là cuộc hành hương về với đức tintruyền thống, vào sự linh thiêng huyền diệu của tổ tiên, của hồn thiêng sôngnúi. Cũng chính nhờ có đức tin và sự tôn thờ bất diệt trong tâm thức của mỗingười con đất Việt đối với tổ tiên ông bà, cha mẹ đến các vua Hùng, mà trongcác thời kỳ lịch sử, sức mạnh của dân tộc đã được nhân lên gấp bội, vượt quamọi khó khăn thử thách để tồn tại và không ngừng phát triển.

Bảo Ngọc(t.h)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO