Cán bộ, chính quyền và mạng xã hội

Bình Minh| 18/12/2018 08:55

Câu chuyện Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận Huỳnh Văn Điển đã sử dụng linh hoạt facebook cá nhân để kêu gọi người dân tỉnh táo, tránh bị kẻ xấu lợi dụng kích động, xúi giục tham gia tụ tập gây rối, biểu tình vào hồi tháng 6/2018 đến nay vẫn được dư luận ủng hộ và đánh giá cao.

ADQuảng cáo

Mặc dù việc kêu gọi trên facebook của ông Điển chỉ với tư cách cá nhân nhưng thông điệp mong muốn người dân tỉnh táo, tránh bị kẻ xấu lợi dụng kích động, xúi giục đã lan tỏa nhanh trên mạng xã hội, tạo tương tác lớn và đưa lại những hiệu quả rất tích cực.  

Có thể nói, mạng xã hội không xấu, vấn đề là mỗi cá nhân sử dụng nếu đều chuyển tải những thông điệp tốt đẹp, hướng thiện, nhân văn thì tác động tích cực đến xã hội được cộng hưởng rất nhiều. Nhiều ý kiến cho rằng, các phần tử xấu, các đối tượng thù địch dùng mạng xã hội để tuyên truyền, lôi kéo, kích động người dân thì tại sao chúng ta lại không chủ động sử dụng mạng xã hội  để định hướng dư luận. Đã đến lúc, công tác thông tin, tuyên truyền của chúng ta cần có sự thay đổi, đặc biệt là với những cơ quan làm công tác truyền thông, định hướng dư luận xã hội, trong đó có trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.

Ở góc độ người dân, doanh nghiệp, đa số ý kiến cũng đồng tình ủng hộ với việc chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức dùng mạng xã hội để tương tác, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con và đối thoại với doanh nghiệp, người dân. Điều này góp phần giải quyết công việc hiệu quả hơn, nhất là những việc khẩn cấp, cần thông tin nhanh, chính xác. Do đó, việc dùng mạng xã hội  để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước sẽ rất hiệu quả.

ADQuảng cáo

Nước ta hiện có khoảng 55 triệu người đang sử dụng mạng xã hội, trong số đó không ít người dùng mạng xã hội là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm trong các cơ quan nhà nước. Các cán bộ, công chức, viên chức tham gia mạng xã hội chủ yếu tìm hiểu thông tin, giải trí chứ ít khi phát ngôn hay bày tỏ quan điểm về những vấn đề của cuộc sống vì ngại dính líu vào những phiền phức nên chưa tận dụng được những lợi thế, hiệu quả của mạng xã hội phục vụ vào công việc công vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Được biết, hiện nay, Bộ Thông tin-Truyền thông đã xây dựng Bộ quy tắc ứng xử cho nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam và đang lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp Nhân dân. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước hiện nay đang rất quan tâm đến bộ quy tắc này.

Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi đặt ra hiện nay là việc cụ thể hóa những tiêu chí chuẩn mực và trách nhiệm của người cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia mạng xã hội, khuyến khích người cán bộ, công chức, viên chức mạnh dạn sử dụng họ tên và hình ảnh thật của cá nhân, công khai cơ quan đang công tác, có nhận thức đúng đắn khi tham gia mạng xã hội, góp phần thúc đẩy những tác động tích cực, hạn chế tối đa tiêu cực, ngăn ngừa có hiệu quả việc lan truyền thông tin xấu, độc trên mạng xã hội là rất cần thiết.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cán bộ, chính quyền và mạng xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO