Kinh tế

OCOP lan tỏa "thương hiệu Đắk Nông"

Việt Dũng 10/12/2022 18:06

Chương trình OCOP đã và đang tạo ra phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, hình thành nhiều mô hình, vùng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các chuỗi giá trị sản phẩm. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn, quảng bá hình ảnh Đắk Nông thông qua các sản phẩm đặc trưng của tỉnh.

h1.jpg
tit-paten.jpg
tit11.jpg

Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Đắk Nông đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, phát huy sức mạnh và vai trò của cộng đồng trong phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương.

h2.jpg
Sản phẩm OCOP Đắk Nông ngày càng khẳng định chỗ đứng trên thị trường

Chương trình OCOP đã và đang tạo ra phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, hình thành nhiều mô hình, vùng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các chuỗi giá trị sản phẩm. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn, quảng bá hình ảnh Đắk Nông thông qua các sản phẩm đặc trưng của tỉnh.

h3.png

Tính đến 15/11/2022, Đắk Nông có 47 sản phẩm được chứng nhận đạt OCOP hạng từ 3-4 sao. Trong đó, nhóm sản phẩm thuộc ngành thực phẩm chiếm 50%; nhóm các ngành hàng khác chiếm 50%.

h4.png

Sau khi đạt chuẩn, hầu hết chủ thể là các hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đều chú trọng đầu tư vào xây dựng vùng nguyên liệu, hạ tầng nhà xưởng, máy móc, bao bì, truy xuất nguồn gốc để nâng cao chất lượng sản phẩm. 

h5.jpg
Sản phẩm sau khi đạt chứng nhận OCOP có giá bán tốt hơn

Nhiều sản phẩm sau khi được chứng nhận OCOP nhanh chóng tiếp cận được thị trường. Doanh thu của các sản phẩm OCOP tăng bình quân 26%/năm. Trong đó, nhiều sản phẩm có giá bán tốt hơn nhờ chứng nhận OCOP.

h3-1812x906.png

Từ những kết quả bước đầu, các địa phương đã thấy được rõ hơn tiềm năng, thế mạnh để có những chính sách, giải pháp phù hợp nhằm phát triển sản phẩm OCOP.

h7.png

Qua các lần đánh giá xếp hạng cho thấy, các sản phẩm đã bám sát yêu cầu của chương trình, phù hợp với thị hiếu, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm đặc sắc, truyền thống, chất lượng, truy xuất nguồn gốc và chỉ dẫn địa lý.

h8.png
tit-paten.jpg
tit22.jpg

Việc xác định chủ thể nòng cốt là yếu tố quan trọng nhằm xúc tiến các bước chu trình dựa trên cơ sở nền tảng vốn có, các yêu cầu, điều kiện của sản phẩm OCOP.

h11.png
h10.png

Việc ưu tiên xác định chủ thể là HTX và các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có nhiều thuận lợi trong triển khai tuyên truyền, xác lập và nhận ý tưởng sản phẩm… Bởi vì, khi HTX hoặc doanh nghiệp ở địa phương bắt đầu lộ trình các bước để xét duyệt sản phẩm OCOP, trước đó, các sản phẩm của họ đã được phát triển trên nền tảng đề án, phương án sản xuất, kinh doanh. Các sản phẩm này còn được doanh nghiệp, HTX khai thác lợi thế về tính đặc trưng, đại diện cho nơi mà họ đóng chân. Chưa kể đến, các loại hình kinh tế này thường khởi nghiệp từ nông thôn. Phạm vi, quy mô hoạt động như cấp xã quản lý, vùng nguyên liệu, yếu tố về sản phẩm đều cơ bản đáp ứng yêu cầu, điều kiện để tham gia đánh giá OCOP.

h11.jpg
Liên kết sản xuất lúa gạo ở Krông Nô đã trở thành một trong nững lợi thế trên chặng đường OCOP

Bám sát lộ trình, kế hoạch, đến hết tháng 11/2022, Đắk Nông đã có 47 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 đến 4 sao. Trong đó, có 19 sản phẩm OCOP, chủ thể là các HTX và 17 sản phẩm, chủ thể là doanh nghiệp.

h12.jpg
Ngành hàng thực phẩm đang chiếm ưu thế về chứng nhận OCOP

Trong 6 sản phẩm, dịch vụ OCOP được xây dựng, Đắk Nông có 27 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm và 19 sản phẩm thuộc nhóm đồ uống; 1 sản phẩm thuộc nhóm thảo dược.

h14.jpg

Như vậy, giai đoạn 2018-2020, sản phẩm OCOP của Đắk Nông ở các nhóm như: Vải và may mặc; Lưu niệm - nội thất - trang trí và Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng vẫn đang vắng bóng trên bảng ghi danh sản phẩm OCOP.

tit-paten.jpg
tit33.jpg

Thông qua các hội nghị kết nối giao thương được tổ chức tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, sản phẩm OCOP của Đắk Nông được quảng bá, tiếp cận với nhiều khách hàng. Đây được xem là “kênh” quảng bá sản phẩm OCOP hữu hiệu, được các doanh nghiệp, HTX tích cực tham gia.

Tại Triển lãm "Tây Nguyên xanh - hài hòa - bền vững" vừa diễn ra tại tỉnh Lâm Đồng đã thu hút gần 40 doanh nghiệp trong khu vực Tây Nguyên.

h17.jpg
33 sản phẩm đặc trưng của Đắk Nông có mặt tại Triển lãm "Tây Nguyên xanh" được tổ chức tại Lâm Đồng

Có gần 100 mặt hàng là các sản phẩm đạt chuẩn OCOP, mặt hàng đặc trưng của các địa phương tham gia triển lãm. Trong đó, Đắk Nông có 30 mặt hàng nông sản của 8 doanh nghiệp góp mặt tại triển lãm.

h18.png

Công ty TNHH MTV Cà phê Bazan Đắk Nông đưa nhiều sản phẩm trưng bày tại triển lãm như: cà phê, mắc ca, hồ tiêu… Đây là dịp giúp Công ty quảng bá hình ảnh sản phẩm đến các đối tác trong, ngoài nước.

Theo anh Lê Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cà phê Bazan Đắk Nông, Công ty hiện có khoảng 30 sản phẩm quảng bá. Ngoài cà phê, ca cao, socola, còn có nhiều sản phẩm đặc sản của Tây Nguyên như: mắc ca, hồ tiêu...

h19.jpg
tit-paten.jpg
tit44.jpg

Một trong những hoạt động nổi bật thời gian qua là các chủ thể có sản phẩm OCOP đã được cơ quan chức năng hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, liên kết chặt chẽ, quy mô lớn, sản xuất gắn với phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng. Năm 2022, gắn với các sự kiện văn hóa, chính trị, xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, các sản phẩm OCOP Đắk Nông tiếp tục được đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm trong nước và quốc tế. Tổ chức tham gia các hội nghị xúc tiến thương mại, phát triển thị trường sản phẩm OCOP trong và ngoài nước.

cho1.jpg
Từ chỗ được bày bán ở các chợ truyền thống...
oc1.jpg
...đến nay sản phẩm OCOP Đắk Nông đã lên các trang TMĐT

Ngoài hoạt động truyền thông, quảng bá, góp sức để lan tỏa sản phẩm OCOP, thời gian gần đây, các chủ thể OCOP đang đẩy mạnh số hóa, giúp sản phẩm được tiếp cận thị trường trong và ngoài nước nhanh hơn. Số hóa cũng giúp sản phẩm OCOP bảo vệ được thương hiệu.

h21.jpg

Trong năm 2022, Sở Nông nghiệp-PTNT đã hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc điện tử cho 52 chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu đặt ra là tiếp tục triển khai cho các doanh nghiệp, HTX đăng ký dán tem QR code cho 100% sản phẩm tham gia OCOP.

Sau đại dịch Covid-19, xu hướng đưa sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, góp phần rút ngắn khoảng cách từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ.

h22.png
h23.png

Các sản phẩm OCOP sau khi tham gia sàn TMĐT được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, lượng hàng bán ra đạt doanh thu khả quan hơn. Điều này giúp người dân, doanh nghiệp yên tâm đầu tư lớn hơn vào sản phẩm.

h24.jpg
Số hóa sản phẩm OCOP đang được các chủ thể quan tâm

Sau hơn 4 năm định hình và phát triển, việc những đoàn khách đến Đắk Nông tìm mua mắc ca, cà phê, hồ tiêu… OCOP thời gian gần đây không còn là điều xa lạ. Các sản phẩm này khi đến tay người tiêu dùng, đã và đang lan tỏa một phần giá trị mang “thương hiệu Đắk Nông”. Đây vừa là vinh dự, cũng là trách nhiệm của mỗi chủ thể của các sản phẩm OCOP đã được chứng nhận trong việc tiếp tục củng cố, nâng cao thứ hạng và giá trị lan tỏa chất lượng, thương hiệu sản phẩm trên thị trường.

Thực hiện: Đức Diệu-Việt Dũng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
OCOP lan tỏa "thương hiệu Đắk Nông"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO