Tết Nguyên Đán 2021 đã cận kề. Những ngày này, trên các ngả đường, tuyến phố của thành phố Gia Nghĩa, nhiều loại hoa được bày bán, tạo nên một bức tranh rực rỡ sắc màu. Thành phố Gia Nghĩa cũng nhộn nhịp hơn với hoạt động mua bán phục vụ tết.
Nhận thấy nhu cầu chụp ảnh với hoa của mọi người ngày càng tăng, chị Nguyễn Thị Hồng Đào, 26 tuổi đã trồng thử nghiệm vườn hoa tại tổ 3 phường Nghĩa Tân, thành phố Gia Nghĩa. Trên diện tích đất thuê hơn 500 m2, chị Đào – một kỹ sư nông nghiệp đã tự mình cải tạo, xuống trồng thử nghiệm hoa hướng dương và hoa cánh bướm đủ màu sắc.
Nhà trưng bày nhạc cụ cổ xưa ở bon Đắk R’moan, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Nơi đây trưng bày 57 loại nhạc cụ của các dân tộc trên thế giới và các loại đàn đá, nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc M’Nông.
Thác Đắk Búk So nằm ở địa phận thôn 8, nơi tập trung đông đồng bào M’nông ở xã Đắk Búk So (Tuy Đức). Thác cao tầm 50m, rộng hơn 8m với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ.
Tại Cuộc thi Hoa khôi du lịch 2020 diễn ra tại tỉnh Đắk Nông vừa qua, các thí sinh đã có màn trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam trong đêm bán kết.
Tại Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ 2 năm 2020 mới đây, những trang phục thổ cẩm cách tân xuất hiện tại các hoạt động đã tạo nhiều ấn tượng đối với người dân, du khách gần xa.
Nhà thờ Giáo xứ Gia Nghĩa (Đắk Nông) những ngày gần đây đang chuẩn bị để đón Lễ Giáng sinh. Hang đá, cây thông Noel, đèn ngôi sao, những biểu tượng của Lễ Giáng sinh, được giáo dân tạo dựng, trang hoàng sống động, đẹp mắt.
Lễ vào nhà mới là một trong những nghi lễ quan trọng, thiêng liêng của người M’nông tỉnh Đắk Nông. Trước khi thực hiện nghi lễ vào nhà mới, chủ nhà chuẩn bị vật lễ để cúng tế thần linh như lúa, gạo, ngô, than lửa, rượu cần, thịt heo nướng, cơm lam…
Theo truyền thống, sau khi bà con trong bon làng thu hoạch xong vụ lúa cuối năm, đồng bào M’nông cùng nhau tổ chức lễ mừng mùa. Lễ cúng sau vụ lúa mùa khô vào thời điểm cuối năm nên cũng được xem là lễ tết của người M’nông.
Chợ phiên ở xã Đắk R'măng (Đắk Glong) nhiều năm nay đã trở thành điểm hẹn của đồng bào Mông quanh vùng vào chủ nhật hàng tuần. Một ngày ở chợ phiên, người dân, du khách gần xa sẽ cảm nhận được nhiều nét độc đáo về văn hóa của đồng bào Mông.
Nổi bật với hàng chục hòn đảo lớn nhỏ nằm trên mặt nước rộng gần 3.700 ha, Tà Đùng được ví như “Vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên”. Thời điểm bước vào mùa khô, hồ bắt đầu tích nước, Tà Đùng vào mùa đẹp nhất trong năm.
Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ 2 năm 2020 tổ chức tại thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông), người dân và du khách được tham gia vào các hoạt động đặc sắc như chương trình khai mạc; giao lưu văn hóa các dân tộc; tham quan, mua sắm các sản phẩm thổ cẩm độc đáo; Cuộc thi hoa khôi du lịch Việt Nam 2020…
Hiện nay, Krông Nô có 23 dân tộc cùng chung sống. Mỗi dân tộc có những nét đặc sắc riêng về trang phục, tạo nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc. Nhiều dân tộc trên địa bàn huyện vẫn luôn giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của trang phục truyền thống dân tộc mình trong đời sống hằng ngày hay những dịp hội lễ.
Vừa qua, Tổ hợp tác dệt thổ cẩm của bon Pi Nao, xã Nhân Đạo, huyện Đắk R'lấp được tỉnh chọn đưa nghề dệt thổ cẩm truyền thống vào mô hình giảm nghèo, trở thành một nghề kinh tế giúp đồng bào dân tộc thiểu số có thu nhập, thuộc dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2020.
Nhà tù Hỏa Lò có tên tiếng Pháp là Maison Centrale, nằm trên phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhà tù được thực dân Pháp xây dựng năm 1896, rộng hơn 12.000m2, là nơi giam giữ các thế hệ chiến sĩ, nhà hoạt động cách mạng Việt Nam.
Thực hiện phong trào “Thiếu nhi học và làm theo lời Bác”, Liên đội Trường THCS Hoàng Văn Thụ, xã Quảng Sơn (Đắk Glong) triển khai hiệu quả mô hình trồng rau xanh gây quỹ đội.
Những ngày vừa qua, mưa lũ lụt, thiên tai gây ra thiệt hại nặng nề cả về người và của đối với đồng bào miền Trung. Cùng với cả nước chung tay góp sức ủng hộ người dân miền Trung, người dân Đắk Nông cùng nhau quyên góp và ủng hộ. Những món quà như quần áo, áo phao, thuốc, tiền mặt, bánh chưng, mì tôm, bánh mì, lương khô, ca nô… chứa đựng tình yêu thương, sự sẻ chia, nghĩa đồng bào sâu nặng.