Đắk Glong khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hóa

Nguyễn Hiền| 30/09/2020 17:02

Chiều 30/9, Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh khảo sát các hoạt động văn hóa tại huyện Đắk Glong.

ADQuảng cáo

Ông Vi Văn Thuộc, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Hòa kiến nghị tổ chức thêm các lớp trao đổi chuyên sâu về tổ chức lễ hội cho bà con

Theo báo cáo của UBND huyện, từ năm 2015 đến nay, toàn huyện được đầu tư 380 triệu đồng thực hiện các hoạt động khôi phục và duy trì các nghi lễ, lễ hội, nên đã có những kết quả đáng ghi nhận.

Lễ hội diễn ra trang trọng trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, loại bỏ những tập tục không còn phù hợp. Nội dung lễ hội được tổ chức thực hiện phù hợp với truyền thống văn hóa của người dân. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn từng bước đi vào nền nếp. Một số lễ hội đã ăn sâu vào tâm thức của người dân như: Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày; Lễ cúng bến nước và Lễ mừng mùa của dân tộc Mạ…

Ông Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin huyện cho rằng, hiện nay huyện gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý do thiếu nhân lực, kinh phí… 

Công tác đào tạo, bồi dưỡng các nghệ nhân hàng năm được chú trọng. Đến nay, toàn huyện đã tổ chức được 9 lớp truyền dạy đánh cồng chiêng, 10 lớp truyền dạy dệt thổ cẩm, 3 lớp truyền dạy hát dân tộc Mạ, 3 lớp truyền dạy chế tác và sử dụng nhạc cụ dân tộc, 2 lớp đan lát và làm cây nêu, 5 lớp học tiếng dân tộc…

Bà Hồ Thị Nghĩa, Phó Ban Dân tộc HĐND tỉnh cho rằng huyện nên chú trọng tổ chức các lễ hội theo hướng chất lượng hơn, tránh chỉ làm theo bề nổi

ADQuảng cáo

Huyện từng bước khôi phục được 10 lễ hội truyền thống của các dân tộc như: Lễ hội kết nghĩa, Lễ cúng thần rừng, Lễ hội Lồng Tồng, Lễ hội mừng lúa sinh trưởng…. Toàn huyện hiện có 37 nghệ nhân biết kể chuyện cổ, 71 nghệ nhân biết kể luật tục và phong tục, 36 nghệ nhân biết hát dân ca và dân vũ, 117 nghệ nhân đánh chiêng, 54 gia đình có chiêng và 127 nghệ nhân dệt thổ cẩm…

Hiện nay, huyện đã sưu tầm xây dựng được 5 bộ hồ sơ đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh. 

Ông Nguyễn Ngọc Khoa, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh đề nghị địa phương bố trí đủ nguồn nhân lực để bảo đảm công tác quản lý trong lĩnh vực văn hóa

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vẫn còn những hạn chế nhất định. Một số giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc đang dần bị mai một. Nhiều làn điệu dân ca, điệu múa cổ truyền, nhạc cụ dân tộc, lễ hội dân gian, một số nghề thủ công truyền thống và phương tiện sinh hoạt hàng ngày bị thất truyền. 

Bà Kiều Châu Loan, Phó Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh đề nghị kết nối các đầu mối quản lý, nhất là trong tổ chức các lễ hội, tuyến du lịch

Qua giám sát, Ban Văn Hóa-Xã hội HĐND tỉnh đề nghị địa phương từng bước khắc phục khó khăn, hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hóa trên địa bàn. Những ý kiến, kiến nghị của huyện, Ban ghi nhận và nghiên cứu nhằm kiến nghị đơn vị liên quan tháo gỡ, ban hành các nghị quyết phù hợp.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đắk Glong khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO