Về phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thùy Dương| 14/03/2017 08:32

Trong phong cách Hồ Chí Minh thì phong cách nêu gương của Bác là một mẫu mực để toàn Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là những người đứng đầu học tập và làm theo.

ADQuảng cáo

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Nói chung thì các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, và đối với họ, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Do vậy, Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, ở mọi nơi; nói phải đi đôi với làm, để quần chúng noi theo. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước để mọi người bắt chước. Tự mình phải gương mẫu thực hiện nêu gương trước mới giúp người khác làm theo, bản thân mình không gương mẫu thì không thể nói ai được.

ADQuảng cáo

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng làng, xã, huyện, tỉnh kiểu mẫu; những “người tốt, việc tốt”. Từ những nhân tố mới làm gương mẫu nhân rộng ra, dấy lên phong trào thi đua học tập và làm theo, tạo nên khí thế cách mạng hào hùng trong sản xuất, công tác... rộng khắp trong cả nước.

Ngay từ những ngày đầu hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm rèn luyện cho cán bộ, đảng viên không những về mặt phẩm chất, đạo đức mà còn rèn luyện về phong cách làm việc. Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (năm 1927) và “Sửa đổi lối làm việc” (tháng 10/1947), Bác đã yêu cầu cán bộ, đảng viên phải là người có phẩm chất đạo đức cách mạng, vừa phải có năng lực mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; trong đó phong cách làm việc nêu gương là một nhân tố quan trọng cấu thành nên phẩm chất và năng lực của cán bộ, đảng viên.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Về phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO