Mô hình tổ hợp tác góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn

22/05/2013 09:29

Theo Liên minh Hợp tác xã tỉnh, toàn tỉnh hiện có 450 tổ hợp tác (THT) thì trong đó có tới 180 THT hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và 15 THT nuôi trồng thủy sản...

ADQuảng cáo

Theo Liên minh Hợp tácxã tỉnh, toàn tỉnh hiện có 450 tổ hợp tác (THT) thì trong đó có tới 180 THThoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và 15 THT nuôi trồng thủysản. Các THT này đã mạnh dạn đưa những giống cây trồng, vật nuôi vào sản xuấtcũng như phát triển thêm các ngành, nghề mới ở vùng nông thôn.



Tổhợp tác thêu ren phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa) giới thiệu sản phẩm tại một hộichợ


Các THT đã thúc đẩysản xuất, tranh thủ các nguồn lực như đất đai, tài nguyên, nguyên vật liệu, laođộng, vốn…trong nhân dân để phát triển kinh tế. Ở các địa phương ngày càng cónhiều THT liên kết trồng cà phê, cao su, chanh dây, trồng rừng, góp vốn để chovay phát triển trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, tạora vùng sản xuất tập trung, cung cấp sản phẩm cho xã hội, bảo đảm việc làm vàthu nhập cho người dân.

Các THT cũng đã góp phần chuyển dịch cơ cấukinh tế, hỗ trợ các hộ thành viên trong tổ về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sảnxuất, tiêu thụ sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần quantrọng vào việc xóa đói, giảm nghèo, cùng nhau phát triển. Bên cạnh đó, 255 THTvay vốn tín dụng và các nghề truyền thống khác cũng đang phát huy hiệu quảtrong việc huy động vốn tại chỗ trong nhân dân, tạo việc làm và thu nhập ổnđịnh cho nhiều lao động, các thành viên.

Hiện nay, trên địa bàncác huyện Đắk Mil, Chư Jút, Krông Nô và thị xã Gia Nghĩa, mô hình THT đang pháttriển nhanh và được chính quyền địa phương đánh giá là đem lại hiệu quả thiếtthực cũng như tạo điều kiện phát triển. Điển hình như ở huyện Chư Jút, có nhiềuTHT đang làm ăn hiệu quả như nuôi kỳ đà, nuôi thỏ, trồng rau…

ADQuảng cáo

Tại thị xã Gia Nghĩacó THT thêu ren ở phường Nghĩa Trung đã tạo thêm việc làm cho chị em trên địabàn. Các THT cũng đã có vai trò to lớn trong việc giải quyết việc làm cho laođộng nông thôn, thu hút gần 7.200 lao động tại chỗ. Hoạt động của các THT đãgóp phần giúp các thành viên có thêm việc làm, thu nhập ổn định, hỗ trợ lẫnnhau trong sản xuất, đời sống.

Theo đánh giá, sở dĩmô hình THT có sự phát triển nhanh và có hiệu quả thiết thực là do phù hợp nhucầu của người lao động, đặc biệt là người lao động nghèo, nông dân ở các vùngnông thôn. Mô hình này đã và đang khắc phục được một số hạn chế, yếu kém củakinh tế hộ như thiếu vốn, công cụ, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất.

Khi tham gia vào THT,các thành viên đã liên kết tìm nguồn vào cũng như đầu ra cho sản phẩm, tăng sứccạnh tranh của sản phẩm và khắc phục được một số bất cập. Ngoài ra, THT đã giúpcác thành viên sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động, vật tư, tiền vốn, đấtđai. Điều đáng nói ở đây là khi hình thành các THT, người dân rất íttrông chờ vào nguồn vốn đầu tư của Nhà nướcmà chủ yếu tự đóng góp công sức và tài sản, chung sức tìm hướng đi tối ưu nhất,mạnh dạn đầu tư cho phát triển sản xuất bằng nội lực.

Các thành viên khi vàoTHT được trao đổi kiến thức, tiếp nhận thông tin khoa học kỹ thuật để ứng dụngvào sản xuất, thu hoạch. Hình thức tổ chức, quy mô và phạm vi hoạt động của THTgọn nhẹ, linh hoạt cũng được xem là phù hợp với sự quản lý ở cấp xã, phường vàtrình độ của đại đa số nông dân. Hiện nay, số THT có tài sản chung, có góp vốn,góp sức, thực hiện phân phối lãi theo quy chế hoạt động ngày một tăng, trungbình có từ 5 - 7 tổ viên/ THT. Chính vì những thuận lợi này nên số THT có đăngký chứng thực với chính quyền địa phương đang ngày càng nhiều.

Từ thực tế này, Liênminh Hợp tác xã tỉnh cho rằng, chính quyền các địa phương cần quan tâm, địnhhướng và tạo điều kiện cho mô hình THT hoạt động thuận lợi và phát triển. Đâycũng là tiền đề để kinh tế tập thể của tỉnh ngày càng phát triển, gắn vớichương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần tích cực vào phát triển nôngnghiệp, nông thôn ở nhiều địa phương.

Bài, ảnh:Thanh Nga

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mô hình tổ hợp tác góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO