Phương pháp sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời

Phan Đinh| 18/06/2014 09:16

Vừa qua, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh phối hợp với Viện Phát triển Kinh tế hợp tác thuộc Liên minh HTX Việt Nam tổ chức lớp tập huấn về tiếp cận phương pháp sấy bằng năng lượng mặt trời (NLMT) cho các HTX. Sau khi được tiếp cận, nhiều HTX đã có dự định sẽ triển khai thực hiện phương pháp sấy này.

ADQuảng cáo

Tiến sỹ Trần Công Lý, Viện Công nghệ và Phát triển thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ thì ở các tỉnh Tây nguyên, sản phẩm nông sản bị tổn thất sau thu hoạch rất lớn, tới khoảng 10%, do phần lớn nông dân sử dụng củi, than, điện để sấy hoặc phơi trên sân đất, sân xi măng, bạt và đây là một tổn thất kinh tế lớn đối với người trồng.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế như hiện nay thì các HTX cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Bởi, nếu giá trị của sản phẩm có chất lượng thấp thì ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế và ngược lại khi chất lượng sản phẩm cao thì sẽ có uy tín trên thị trường, tăng sức cạnh tranh và đương nhiên hiệu quả kinh tế sẽ cao.

Theo tính toán của Tiến sỹ Trần Công Lý thì Đắk Nông có nguồn năng lượng mặt trời nhiều tiềm năng; với thời gian chiếu sáng rất cao, khoảng 6,6 giờ/ngày. Do đó, nếu tận dụng vào sản xuất sẽ giúp tiết kiệm điện, nâng cao chất lượng sản phẩm. Là vùng có sản lượng cà phê, hồ tiêu, cao su, ngô, lúa, đậu... lớn của cả nước nên các HTX có vai trò quan trọng trong việc áp dụng môi trường lao động để nâng cao chất lượng nông sản, trong đó nhất là các sản phẩm xuất khẩu.

ADQuảng cáo

Sấy nông sản bằng NLMT là một ưu điểm mà nhiều HTX có thể áp dụng. Quy mô xây dựng hệ thống sấy bằng NLMT với công suất khoảng 1,5 tấn nông sản/mẻ chỉ đầu tư dưới 150 triệu đồng và sử dụng từ 15 năm trở lên, chi phí bảo trì, bảo dưỡng rất thấp, lại giảm được nhân công. Bộ thu NLMT có thể lắp đặt ở nhiều vị trí, kể cả trên mái nhà vì rất nhẹ. Các HTX có thể có hỗ trợ của Quỹ hỗ trợ Năng lượng xanh của Bộ Khoa học - Công nghệ hoặc lồng ghép với các tổ chức, đơn vị tài trợ.

Bà Phạm Thị Quê, Giám đốc HTX Nông nghiệp – Dịch vụ Tia Sáng (Gia Nghĩa) cho biết: “Sau khi tiếp cận phương pháp này, tôi nhận thấy tiềm lực kinh tế có thể đủ điều kiện và HTX xem xét đầu tư xây dựng hệ thống sấy bằng NLMT. Sau khi xây dựng, bên cạnh việc phục vụ cho việc sấy nguyên liệu để làm dược liệu, tận dụng sấy vỏ của quả chanh dây để trồng nấm bào ngư thì HTX sẽ làm dịch vụ sau thu hoạch như sấy cà phê, tiêu, điều và các loại ngũ cốc… cho nông dân ở địa phương”.

HTX Công bằng Thuận An đã có quỹ đất tại cụm công nghiệp Thuận An và đang có hướng nghiên cứu thêm các mô hình và nếu được trong niên vụ cà phê này sẽ xây dựng hệ thống sấy nông sản bằng NLMT để giảm được nhiều chi phí và giúp tăng lợi nhuận. Hiện nay, HTX đang thực hiện quy trình sản xuất cà phê sạch theo tiêu chuẩn quốc tế nên đây là biện pháp hữu hiệu để bảo quản tốt sản phẩm cà phê sau thu hoạch.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phương pháp sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO