Công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu: Còn nhiều việc phải làm

Bài, ảnh: Mỹ Hằng| 05/12/2018 10:22

Hiện nay hồ sơ Công viên địa chất (CVĐC) Đắk Nông đang được tỉnh hoàn thiện, trình nộp lên tổ chức UNESCO xem xét, công nhận là CVĐC toàn cầu, mở ra cơ hội cho tỉnh về phát triển kinh tế-xã hội, nhất là khai thác thế mạnh du lịch.

ADQuảng cáo

Thổ cẩm của đồng bào dân tộc M’nông là sản phẩm truyền thống phục vụ du lịch

Theo đánh giá, CVĐC Đắk Nông hội tụ đầy đủ các yếu tố về địa chất, đa dạng sinh học và văn hóa xã hội để xây dựng danh hiệu CVĐC toàn cầu. Tuy nhiên, việc hoàn thiện hồ sơ cũng chỉ là bước khởi đầu và để phục vụ cho công tác thẩm định chính thức vào tháng 7/2019, tỉnh Đắk Nông còn rất nhiều việc phải làm.

Cụ thể, tỉnh cần phải tích hợp, điều chỉnh và hoàn thiện hồ sơ CVĐC theo quy định của UNESCO; kế hoạch quản lý CVĐC; khoanh vùng bảo tồn di sản và đề xuất phương án bảo tồn, phát huy giá trị tổng thể CVĐC Đắk Nông; trang bị cơ sở vật chất phục vụ du lịch…

Vì vậy, hiện nay, Ban Chỉ đạo xây dựng CVĐC Đắk Nông đã xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung phục vụ đoàn chuyên gia và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, địa phương. Trong đó, Ban Quản lý CVĐC Đắk Nông chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề cương lập dự toán kinh phí các nội dung cần triển khai thực hiện để  bảo đảm  tiến độ hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

ADQuảng cáo

Việc xây dựng kế hoạch quản lý CVĐC, khoanh vùng bảo tồn di sản, đề xuất phương án bảo tồn và phát huy giá trị tổng thể các loại hình di sản được chú trọng. Công tác tư vấn thiết kế, trưng bày, kỹ thuật âm thanh cho các trung tâm thông tin, điểm trưng bày cũng đang được xúc tiến chuẩn bị chu đáo.

Hồ Tà Đùng là một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách

Về phía Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Ban Quản lý CVĐC Đắk Nông, nhóm chuyên gia tư vấn và các đơn vị liên quan trang bị các điều kiện cần thiết, tổ chức vận hành Bảo tàng Văn hóa tại Trung tâm Văn hóa tỉnh để phục vụ đoàn chuyên gia và du khách tham quan, đồng thời thực hiện các bảng thông tin tại các điểm di sản. Sở rà soát tất cả các di tích lịch sử, tham mưu UBND tỉnh cơ chế vận hành phù hợp nhằm phát huy hiệu quả giá trị của di sản. Tỉnh cũng thành lập đoàn công tác liên ngành, làm việc với chủ đầu tư khu du lịch Cụm thác Đray Sáp-Gia Long triển khai các nội dung theo quy định của  UNESCO.

Sở Giao thông - Vận tải đẩy nhanh tiến độ đầu tư sửa chữa tuyến quốc lộ 28 đối với các hạng mục đã được phê duyệt, khắc phục, sửa chữa các điểm hư hỏng; cùng với các đơn vị liên quan đánh giá hiện trạng, kiểm tra chất lượng, tính an toàn của Cầu 14 (cũ) và bãi đỗ xe hướng từ huyện Cư Jút qua Đắk Lắk để làm tuyến đi bộ phục vụ du khách. Sở Tài chính khẩn trương tổ chức thẩm định kinh phí phục vụ cho việc hoàn thiện hồ sơ và chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ đoàn thẩm định chính thức của UNESCO.

UBND các huyện và thị xã Gia Nghĩa nằm trong vùng CVĐC phối hợp với các đơn vị trong việc trang bị và quản lý, vận hành các Trung tâm thông tin, điểm trưng bày, bãi đậu xe, biển chỉ dẫn theo các tuyến, điểm du lịch. Các địa phương cùng với Ban Quản lý CVĐC Đắk Nông và các đơn vị kinh doanh tham gia vào mạng lưới đối tác CVĐC để xúc tiến các bước đi cần thiết, hoạch định hướng khai thác các sản phẩm du lịch. UBND Krông Nô nghiên cứu, khảo sát cho các hộ dân đi lại bằng tuyến đường khác, bảo đảm tính khả thi khi triển khai việc tổ chức vận chuyển du khách bằng xe điện trên tuyến đường vào thác Gia Long.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu: Còn nhiều việc phải làm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO