Làm phân vi sinh từ vỏ cà phê

Kim Ngân| 04/12/2014 09:25

Theo thống kê hiện nay, huyện Đắk Glong có trên 8.000 ha cà phê, sản lượng khoảng 18.000 tấn. Trung bình mỗi năm, sau khi xay xát, có lượng vỏ cà phê thải ra khoảng 12.000 tấn.

Sau khi được ngành Nông nghiệp tỉnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện đã tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng vỏ cà phê để làm phân bón hữu cơ sinh học và đã mang lại hiệu quả.

Gia đình ông Lục Văn Vảng ở thôn 5, xã Đắk P'lao ủ vỏ cà phê làm phân bón đã giúp giảm đáng kể chi phí đầu tư

Đến nay, toàn huyện đã có gần 20 hộ đã áp dụng mô hình này và tự sản xuất phân bón cho khoảng gần 30 ha cà phê. Điển hình như gia đình ông Lục Văn Vảng ở thôn 5, xã Đắk P'lao năm 2013 đã ủ được khoảng  2 tấn vỏ để bón cho vườn cà phê; gia đình bà H’Tha ở thôn 2, xã Đắk Som cũng đã ủ phân vi sinh từ vỏ cà phê và phân chuồng để chăm bón cho diện tích 2 ha, góp phần làm cho năng suất vườn tăng đáng kể; gia đình ông Kháng A Nam ở xã Đắk Som cũng đã tiến hành ủ trên 2 tấn vỏ cà phê để làm phân...

Theo ước tính, nếu lượng 12.000 tấn vỏ cà phê của toàn huyện Đắk Glong được xử lý thì địa phương sẽ có khoảng 12.000 tấn phân hữu cơ vi sinh. So với kinh phí bỏ ra để mua lượng phân hữu cơ này trên thị trường thì người dân sẽ tiết kiệm một số vốn đầu tư không nhỏ. Mặt khác, khi bón loại phân này, người dân sẽ giảm lượng phân hóa học, đồng thời, tăng năng suất cà phê từ 10 - 15% trên mỗi héc ta.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Làm phân vi sinh từ vỏ cà phê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO