Đắk Ru: Nông dân chưa mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng

13/08/2010 08:54

Năm 1998, gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn chuyển từ Thanh Hóa vào xã Đắk Ru (Đắk R’lấp) để lập nghiệp và mua lại 2 ha điều của một hộ dân trên địa bàn để canh tác. Mặc dù gia đình anh đã dày công chăm bón, nhưng thực tế thu nhập hàng năm từ 2 ha điều cũng chẳng được là bao, vì giá điều thường không ổn định, nhiều năm lại mất mùa.

Năm 1998, gia đình anh Nguyễn Văn Tuấnchuyển từ Thanh Hóa vào xã Đắk Ru (Đắk R’lấp) để lập nghiệp và mua lại 2 hađiều của một hộ dân trên địa bàn để canh tác. Mặc dù gia đình anh đã dày côngchăm bón, nhưng thực tế thu nhập hàng năm từ 2 ha điều cũng chẳng được là bao,vì giá điều thường không ổn định, nhiều năm lại mất mùa. Chính từ sự bấp bênhđó mà nhiều lần gia đình anh đã có ý định phá bỏ bớt diện tích điều để chuyểnđổi sang các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vìkhông có vốn đầu tư, lại sợ thất bại nên đến nay, gia đình anh vẫn chưa thểthực hiện được mục tiêu chuyển đổi cây trồng mới. Chính vì vậy, cuộc sống giađình anh hiện nay vẫn đang chật vật, không đủ điều kiện để đảm bảo cho con cáihọc hành.



Nhiềuhộ nông dân ở xã Đắk Ru vẫn quá phụ thuộc vào hai loại cây trồng: cà phê vàđiều


Có thể nói, gia đình anh Tuấn là mộttrong những trường hợp điển hình cho sự khó khăn chung của nhiều hộ nông dântrên địa bàn xã Đắk Ru. Hiện nay, toàn xã có hơn 2.200 hộ nông dân và đều tậptrung sản xuất hai loại cây trồng chính là điều và cà phê. Theo UBND xã Đắk Ruthì hiện nay, phần lớn diện tích điều và cà phê trên địa bàn đã ở vào tìnhtrạng già cỗi, thoái hóa nên cho năng suất thấp, không đảm bảo được đời sốngcho người dân. Từ thực tế đó, thực hiện chủ trương chung của huyện, trong nhữngnăm qua, xã Đắk Ru đã có nhiều nỗ lực để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm làmđa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xãhội trên địa bàn. Theo đánh giá, chủ trương này đã có nhiều bước tiến triểntốt, thu về được những kết quả nhất định, song trên thực tế, vẫn chưa thực sựtạo ra được những bước chuyển biến rõ rệt. Người dân vẫn e dè, chưa mạnh dạnđưa những loại cây trồng khác vào sản xuất. Hay nói cách khác, tình hình sảnxuất nông nghiệp trên địa bàn xã Đắk Ru vẫn còn đang ở trong tình trạng độccanh, thiếu đa dạng. Theo thống kê, hiện nay tổng diện tích đất nông nghiệptrên địa bàn toàn xã là có hơn 5.375 ha, nhưng diện tích điều đã hơn 2.408 havà cà phê là 1.836 ha. Trong khi đó, các loại cây trồng khác như hồ tiêu, caosu, rau quả và đặc biệt là cây trồng hàng năm đều chiếm tỷ lệ rất ít. Chẳng hạnnhư diện tích trồng tiêu chỉ có 184 ha, cây ăn trái các loại là 41 ha, lúa nước352 ha, cao su 550 ha…

Theo Đảng ủy xã Đắk Ru thì hiện nay đangcó nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế tiến trình chuyển đổi cơ cấu câytrồng trên địa bàn. Cụ thể là do việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuấtnông nghiệp còn chậm. Hệ thống khuyến nông, khuyến lâm từ xã đến các thôn, bonhầu như chưa được phát huy, không đưa ra được chương trình hành động nào thiếtthực tại cộng đồng để tham mưu cho cấp ủy và chính quyền. Trong khi đó, ngườidân lại thiếu vốn đầu tư nên chưa mạnh dạn đưa các loại cây trồng mới vào sảnxuất… Một nguyên nhân khác nữa là từ trước tới nay, người dân vẫn sản xuất theotập quán, kinh nghiệm nên thường cho rằng, đất đai trên địa bàn xã Đắk Ru chỉphù hợp với cây điều và cà phê. Do đó, có rất ít gia đình dám mạnh dạn phá bỏquan điểm này để chuyển sang sản xuất các loại cây trồng khác. Mặc dù vậy, thựctế lại chứng minh, ngoài cà phê và điều thì nhiều loại cây trồng khác cũng cókhả năng thích ứng cao trên vùng đất Đắk Ru. Cụ thể như năm 2008, gia đình ôngĐỗ Văn Bình, trú tại thôn Tân Lập đã mạnh dạn phá bỏ 1,5 ha điều già cỗi đểchuyển sang trồng chanh dây, đến nay đã sinh trưởng tốt và cho thu nhập bìnhquân hàng năm từ khoảng 80-100 triệu đồng. Hay như trường hợp gia đình bà HoàngThị Hải, trú tại thôn Tân Bình, cũng đã thành công nhờ chuyển đổi từ cây điềusang trồng cao su và hồ tiêu. Theo thống kê của UBND xã Đắk Ru thì hiện nay, đãcó trên 140 hộ dân trên địa bàn mạnh dạn đưa các loại cây trồng như hồ tiêu,cao su, chanh dây, ca cao, cam sành… vào sản xuất và đều cho thấy hiệu quả kinhtế cao.

Từ thực tế đó, đòi hỏi các cấp ủy, chínhquyền địa phương cần có những chính sách, giải pháp quyết tâm hơn để tạo độnglực và niềm tin cho người dân thực hiện mục tiêu đa dạng hóa nông nghiệp trênđịa bàn.

Bài, ảnh: Ngàn Sâu

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đắk Ru: Nông dân chưa mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO