Đẩy mạnh làm đường giao thông nông thôn

12/11/2010 08:35

Trước đây, con đường từ trung tâm xã Nhân Đạo đến bon Pi Nao của xã, chỉ là một lối nhỏ, mùa mưa thì sình lầy, đi lại rất khó khăn. Đời sống của bà con khó khăn, nông sản làm ra thường bị tư thương ép giá...

Trước đây, con đường từ trung tâm xã NhânĐạo đến bon Pi Nao của xã, chỉ là một lối nhỏ, mùa mưa thì sình lầy, đi lại rấtkhó khăn. Đời sống của bà con khó khăn, nông sản làm ra thường bị tư thương épgiá… Vì vậy, khi có chủ trương xây dựng đường, bà con ai cũng vui mừng, tựnguyện ủng hộ đất đai và tài sản. Sau gần 1 năm thi công, con đường hoàn chỉnh,không chỉ đem đến niềm vui là có đường đi lại đàng hoàng, mà còn góp phần pháttriển kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Chị Phạm Thị Hà, ở xã Nhân Đạo tâmsự: “Những năm về trước, nông sản làm ra luôn phải chịu cảnh ép giá, thậm chíphải đổ đi vì không có một thương nhân nào vào thu mua. Bà con phải cực khổ thồhàng ra đến ngoài trung tâm xã mới tiêu thụ được. Từ khi đường mở đã có nhữngchuyến xe tải vào đây thu mua nông sản với giá ngang bằng thị trường, người dâncó điều kiện phát triển kinh tế”. Còn ở xã Đắk Wel, trước đây mỗi khi đi từQuốc lộ 14 vào trung tâm xã, người dân rất ngại, vì đường thì xuống cấp nghiêmtrọng, còn đập tràn mỗi khi mùa mưa về nước ngập lên đến 1m gây khó khăn choviệc đi lại và lưu thông hàng hóa của người dân. Chính vì vậy, việc đầu tư làmđường và xây dựng mới cầu Đắk Wer đã mang lại niềmvui lớn cho mọi người, đặc biệt là đối vớicác em học sinh trong xã. Em Lê Thị Vi, học sinh Trường THCS Ngô Quyền, xã ĐắkWel phấn khởi: “Trước đây, mùa khô chúng em còn tự đi học được. Nhưng đến mùamưa, nước dâng qua đập tràn chúng em phải nhờ bố mẹ chở đi, nhiều hôm nước dângcao, chảy xiết không qua được phải nghỉ học. Sắp tới, cây cầu hoàn thành, chúngem có thể tự đi học mà không cần bố mẹ đưa đón mỗi khi mùa mưa về”.


Đường về thôn Quảng Lộc,xã Đạo Nghĩa (Đắk R’lấp). Ảnh: P.T

Theo ông Lê Thanh Đồng, Giám đốc Ban quản lý các dựán huyện Đắk R’lấp, trong những năm qua, huyện đã xácđịnh việc đầu tư nâng cấp, mở mới các tuyến giao thông là nhiệm vụ trọng tâmhàng đầu. Giao thông phát triển không chỉ phục vụ tiêu thụ sản phẩm, đi lại,giao lưu của người dân mà còn thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế khác. Nhờ đó, mạnglưới kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đã được xây dựngkhá nhiều. Đến nay, 75% đường huyện, 40% đường xã, liên thôn được nhựa hóa và85% thôn, bon đồng dân tộc thiểu số có 1 đến 2km đường nhựa. Nhiều công trìnhđưa vào sử dụng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, làm thay đổi lớn đếnđời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của những xã khó khăn. Ngoài kinh phí dotỉnh cấp thông qua nguồn vốn của trái phiếu Chính phủ, Chương trình 135, huyệncòn vận động nhân dân trên địa bàn tự nguyện hiến đất, đóng góp kinh phí, ngàycông để tự mở những con đường liên thôn, liên bon. Với suy nghĩ vì lợi ích củacộng đồng, các hộ dân hai bên đường đã tự nguyện hiến hàng ngàn m2đất để làm đường. Về phía Ban quản lý dự ánhuyện, với trách nhiệm của mình cũng đã thường xuyên giám sát chặt chẽ các đơnvị thi công trong quá trình triển khai thực hiện dự án nhằm đảm bảo các côngtrình khi bàn giao và đưa vào sử dụng sẽ phát huy được hiệu quả cao nhất.

Thời gian tới, bằng các nguồn vốn trái phiếu Chínhphủ và các chương trình, dự án giao thông nông thôn, huyện sẽ tiếp tục ưu tiênphát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở những xã trọng điểm nhằm tạo động lựcthúc đẩykinh tế, tạo ra một mạng lướigiao thông xuyên suốt nối liền các xã trên địa bàn. Phấn đấu đến năm 2015, có100% đường huyện, đường đến trung tâm xã; 60% đường liên xã được nhựa hóa; 100%bon đồng bào dân tộc thiểu số có 2 km đường nhựa.

Lam Giang

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đẩy mạnh làm đường giao thông nông thôn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO