Góp phần giúp giáo viên “bám trường”

12/11/2010 08:16

Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk R’lấp thì toàn huyện hiện có hơn 1.200 giáo viên các cấp. Nhiều năm trước đây, do điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, nhất là về nơi ăn, chốn ở nên đã xuất hiện tình trạng một số giáo viên ở các xã vùng sâu, vùng xa chán nản bỏ trường...

ADQuảng cáo

Theo Phòng Giáo dục vàĐào tạo huyện Đắk R’lấp thì toàn huyện hiện có hơn 1.200 giáo viên các cấp.Nhiều năm trước đây, do điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, nhất là về nơi ăn, chốn ở nên đã xuất hiệntình trạng một số giáo viên ở các xã vùng sâu, vùng xa chán nản bỏ trường.

ADQuảng cáo

Trước thực trạng đó, cuối năm 2001, ngànhGiáo dục huyện đã đề nghị UBND huyện có chính sách ưu tiên cấp đất cho giáoviên, nhất là giáo viên đang công tác tại vùng sâu, vùng xa. Đến nay, công tac này vẫn đang được chính quyền địaphương phối hợp với ngành triển khai và ngày càng mang lại nhiều kết quả thiếtthực. Hàng trăm giáo viên trên địa bàn đã được cấp đất, nhiều người đã làm đượcnhà và có cuộc sống ổn định. Tại xã Nghĩa Thắng, từ năm 2001 đến nay, UBND xãđã phối hợp với công đoàn các trường học cấp gần 120 suất đất cho giáo viêntrên địa bàn, mỗi suất có diện tích từ 200-240 m2. Dự kiến, cuối năm 2010 này, địaphương sẽ tiếp tục cấp thêm một số suất đất cho các giáo viên trẻ mới về côngtác 2-3 năm. Thầy giáo Nguyễn Văn Tiên, Chủ tịch Công đoàn Trường THCS TrầnQuốc Toản cho biết: “Được phân công về giảng dạy tại trường đã hơn 15 năm, cũngnhư những giáo viên mới ra trường khác, lúc đầu, cuộc sống của tôi cũng hết sứckhó khăn. Thế nhưng, nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương, năm2001, tôi và một số đồng nghiệp được cấp đất ở gần trường. Sau một thời giantích góp, tôi đã làm được nhà, nên cuộc sống gia đình ổn định hơn, và yên tâmcông tác”. Tương tự vợ chồng thầy giáo Lâm Ngọc Tuấn về trường công tác từ năm2005, mấy năm nay, sống trong khu nhà tập thể của trường. Mới đây, gia đìnhthầy giáo Tuấn đã được địa phương cấp cho một mảnh đất để làm nhà. Cầm trên taytờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thầy giáo Tuấn vui mừng tâm sự: “Có mảnhđất để “cắm dùi” là điều mơ ước từ lâu của vợ chồng tôi cũng như nhiều đồngnghiệp khác. Giờ đây, chúng tôi sẽ cố gắngtích góp tiền để làm nhà, rồi sinh con đẻ cái và tiếp tục gắn bó vớimảnh đất này. Tôi hy vọng, chính sách hỗ trợ đất cho cán bộ, giáo viên sẽ tiếptục được chính quyền các địa phương triển khai sâu rộng hơn nữa để giáo viên cóđiều kiện công tác tốt và gắn bó lâu dài với địa phương”.

Cùng với Nghĩa Thắng, thời gian qua, các xã Đắk Sin,Hưng Bình, Kiến Thành... cũng đã triển khai khá tốt công tác cấp đất cho giáoviên. Theo ông Nguyễn Xuân Thùy, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện ĐắkR’lấp thìchính sách cấp đất cho giáo viênthực sự là nguồn động viên, khích lệ to lớn đối với đội ngũ giáo viên đang côngtác trên địa bàn. Các thầy, cô giáo ổn định được cuộc sống, thêm gắn bó vớitrường, với học sinh, tiếp tục cống hiến công sức, trí tuệ và tâm huyết cho sựnghiệp “trồng người”. Đồng thời, đây cũng là một cách làm hay để thu hút giáoviên trẻ tự nguyện về vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trên địa bàn công tác.Thời gian tới, ngành sẽ tích cực phối hợp với chính quyền các xã tiếp tục triểnkhai và nhân rộng việc cấp đất cho giáo viên trên toàn huyện.

Vũ Trang

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Góp phần giúp giáo viên “bám trường”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO