Hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng: Đã có hiệu quả, nhưng vẫn còn bất cập

17/09/2010 10:01

Huyện Đắk R’lấp hiện có 8/11 xã, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ). Hàng năm, các trung tâm đã phối hợp với cơ quan, ban, ngành tổ chức dạy nghề cho hàng trăm lượt lao động nông thôn...

Huyện Đắk R’lấp hiện có 8/11 xã, thị trấncó Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ). Hàng năm, các trung tâm đã phối hợpvới cơ quan, ban, ngành tổ chức dạy nghề cho hàng trăm lượt lao động nông thôn;đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh -quốc phòng, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật... góp phần xóa đói giảmnghèo, ổn định chính trị-xã hội tại địa phương.

Một trongnhững Trung tâm hoạt động có hiệu quả nhất trên địa bàn huyện là TTHTCĐ thịtrấn Kiến Đức. Với phương châm “cần gì học nấy”, Trung tâm đã xây dựng kế hoạchhọc tập phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và tâm tư nguyện vọng củangười dân. Tính riêng trong năm 2009, Trung tâm đã mở được 9 lớp dạy nghề ngắnhạn cho các đối tượng thanh, thiếu niên và đồng bào dân tộc thiểu số trên địabàn với các ngành, nghề phổ biến như kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật,chăn nuôi và thú y, sửa chữa điện dân dụng, dệt thổ cẩm... tạo cơ hội việc làmcho nhiều lao động, nâng cao thu nhập cho người dân. Tại xã Nghĩa Thắng, từ khiTTHTCĐ mở các lớp dạy nghề và hướng dẫn bà con nông dân áp dụng khoa học, kỹthuật vào sản xuất thì nhiều hộ dân trong xã đã từng bước tháo gỡ khó khăn,nâng cao năng suất, tạo thu nhập ổn định. Đơn cử như gia đình ông Điểu Long(bon Bu Zráh), thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gia đìnhông đã biết phát huy lợi thế trên mảnh đất của mình, từng bước giảm dần diệntích gieo trồng các loại cây năng suất thấp sang trồng các loại cây như cao su,cà phê, tiêu, điều... Hiện, gia đình ông có hơn 5 ha cao su, gần 2 ha cà phê,điều cho thu nhập hàng năm hơn 200 triệu đồng. Tương tự, sau khi tham gia cáclớp tập huấn về khuyến nông, khuyến ngư, các chuyên đề chuyển giao khoa học kỹthuật vào sản xuất tại TTHTCĐ xã, gia đình ông Mai Văn Nuôi (thôn Quảng Bình)đã tiến hành áp dụng trên diện tích đất sẵn có của gia đình. Kết quả, mô hìnhtrồng trọt, chăn nuôi của ông không chỉ cho thu nhập cao mà còn góp phần giảiquyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Ngoài ra, từ khi có TTHTCĐ,nhiều người dân trên địa bàn, nhất là phụ nữ và thanh, thiếu niên có cơ hộiđược tham gia các lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, được tư vấn vềkiến thức pháp luật, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình… Qua đó,chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bên cạnhnhững kết quả đạt được thì hoạt động của các TTHTCĐ trên địa bàn vẫn chưa đồngbộ và còn gặp nhiều khó khăn, nhất là sự thiếu hụt về cán bộ phụ trách. Đượcbiết, hầu hết các cán bộ phụ trách TTHTCĐ đều phải kiêm nhiệm hoặc thường xuyêncó sự thay đổi, luân chuyển; Giám đốc các TTHTCĐ cũng kiêm nhiệm chức danh PhóChủ tịch Hội Khuyến học xã... nên việc nắm rõ nhu cầu học tập của nhân dân gặprất nhiều khó khăn. Theo ông Trần Ngọc Cư, Phó Chủ tịch thường trực Hội Khuyếnhọc huyện Đắk R’lấp thì việc xây dựng và phát triển các TTHTCĐ có thể xem làmột trong những giải pháp để phát triển cộng đồng, tạo điều kiện cho mọi đốitượng người dân đều được học tập thường xuyên, tiến tới hình thành một xã hộihọc tập. Vì vậy, để các TTHTCĐ ngày càng hoạt động bền vững và có hiệu quả, bêncạnh sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ, thườngxuyên giữa các ban ngành, đoàn thể thì điều quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lựccủa toàn xã hội. Vì thế, để nâng cao chất lượng đào tạo, các TTHTCĐ cần xâydựng những kế hoạch cụ thể nhằm thu hút học viên và đào tạo sát với thực tếnhằm giúp học viên có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống một cách có hiệu quả.Bên cạnh đó, mỗi trung tâm cần thường xuyên tìm hiểu nhu cầu học tập của ngườidân trên địa bàn, từ đó chọn hướng đào tạo sao cho phù hợp”.

Vũ Trang

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng: Đã có hiệu quả, nhưng vẫn còn bất cập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO