Phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục

28/06/2013 09:57

Theo báo cáo của UBND huyện Đắk R’lấp, trong 2 năm 2011-2012, dự toán nguồn vốn sự nghiệp giáo dục thuộc ngân sách Nhà nước do tỉnh giao đầu năm cho huyện là 167,5 tỷ đồng và nguồn bổ sung trong 2 năm là 15,5 tỷ đồng...

Theo báo cáo của UBNDhuyện Đắk R’lấp, trong 2 năm 2011-2012, dự toán nguồn vốn sự nghiệp giáo dụcthuộc ngân sách Nhà nước do tỉnh giao đầu năm cho huyện là 167,5 tỷ đồng vànguồn bổ sung trong 2 năm là 15,5 tỷ đồng. Trên cơ sở này, căn cứ vào nhiệm vụcủa các đơn vị đầu mối trực thuộc, huyện đã lập dự toán và phân bổ với tổngkinh phí hơn 183 tỷ đồng.



Tronggiờ học tại Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân ở thị trấn Kiến Đức (Đắk R'lấp). Ảnh:Nguyễn Hiền


Nhìn chung, tình hìnhlập, phân bổ, quản lý và sử dụng, thanh quyết toán vốn sự nghiệp giáo dục đàotạo của địa phương đều chấp hành theo Luật Ngân sách Nhà nước và các quyết địnhhiện hành. Công tác lập dự toán, phân bổ vốn đã đảm bảo được tính kịp thời, hợplý nên từng bước phát huy được nguồn lực cho lĩnh vực giáo dục-đào tạo. Ngoàiviệc phân bổ kịp thời tiền lương và các khoản chi thường xuyên cho các cơ sởgiáo dục, huyện cũng đã linh động bố trí, kêu gọi nhiều nguồn lực trong xã hộiđể cùng đầu tư cho giáo dục.

Tính đến nay, toànhuyện có 49 trường học, trong đó cơ bản đã được đầu tư xây dựng kiên cố, có 13trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Đểlàm được điều này, hàng năm, huyện đã trích một khoản kinh phí từ thubiện pháp tài chính để đầu tư xây dựng trường lớp. Ngoài ra, huyện cũng đã phốihợp với các cấp, các ngành, Hội cha mẹ học sinh triển khai phong trào xã hộihóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học, với tổng kinh phí huy độngđầu tư gần 20 tỷ đồng.

Ở mỗi nguồn vốn đầutư, huyện đều chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đầu tư đúng mục đích, công khai,đáp ứng yêu cầu thiết thực cho công tác giáo dục, đảm bảo sự minh bạch, côngkhai. Đối với bậc mầm non, hàngnăm,huyện đều trích từ ngân sách địa phương bố trí cho mỗi cụm trường 100 triệuđồng để xây phòng học kiên cố.

Nhờ vậy, không chỉ hệthống hạ tầng, cơ sở vật chất trường lớp trên địa bàn đang ngày càng được củngcố mà chất lượng giáo dục cũng được nâng lên. Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện cũngnhư các trường học trên địa bàn hàng năm đều được bố trí kinh phí hợp lý đểtham gia đầy đủ các phong trào do ngành Giáo dục phát động như: “Tiếp tục đổimới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” và các phong trào thi đua, văn nghệ thể thao.

Ông Lê Văn Thị, Chủtịch UBND huyện Đắk R’lấp cho biết: “Thời gian qua, ngoài việc ưu tiên nguồnvốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, củng cố, nâng cao nguồn nhân lực, huyệncũng thường xuyên tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trực thuộcthực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Các cơ quan chức năng cũngtăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này,kịp thời phát hiện những bất cập, vi phạm để chấn chỉnh”.

Qua kết quả giám sátcủa Thường trực HĐND tỉnh mới đây cũng cho thấy, tình hình phân bổ, quản lý vốnsự nghiệp giáo dục đào tạo thuộc ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2012 củahuyện Đắk R’lấp là tương đối nghiêm túc, thực hiện đúng các quy trình, quy định.Thông qua đó, huyện đã phát huy được hiệu quả nguồn vốn đầu tư, từng bước nângcao chất lượng giáo dục của địa phương.

Tuy nhiên, theo ôngTrương Văn Hiển, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh thì huyện cần quan tâm hơn nữa đến việcphát huy nguồn vốn đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và có hình thứcthiết thực để khuyến khích phong trào dạy tốt, học tốt cũng như quan tâm đếnvấn đề nhà ở công vụ cho giáo viên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó, huyệncũng cần phát huy tốt nguồn vốn hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ 5 tuổi, các chínhsách hỗ trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số để góp phần động viên, khuyếnkhích lớp trẻ nâng cao trình độ, kiến thức, từng bước đưa sự nghiệp giáo dụccủa huyện phát triển một cách đồng bộ, toàn diện.

Hà An

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO