Khơi dậy tinh thần tự thoát nghèo

Kim Ngân| 14/02/2022 09:05

Thời gian qua, huyện Đắk Song đã tích cực triển khai nhiều chương trình, giải pháp giảm nghèo. Trong đó, huyện đã chú trọng khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường cho người nghèo.

ADQuảng cáo

Năm 2018, gia đình ông Hoàng Quyết, xã Thuận Hạnh vẫn là một hộ nghèo, cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Có đất sản xuất, nhưng do thiếu vốn, nên hiệu quả kinh tế hằng năm của gia đình ông chẳng là bao.

Trước thực tế đó, ông Quyết được chính quyền địa phương bình xét cho vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội để phát triển kinh tế. Có vốn, ông Quyết đã đầu tư bài bản cho hơn 2ha cây trồng. Ông chăn nuôi thêm bò, heo, gà để tạo nguồn thu nhập.

Đến năm 2020, mô hình kinh tế của ông Quyết đã mang về nguồn thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Không những vươn lên thoát nghèo, ông Quyết còn có tiền trả nợ ngân hàng, hướng tới xây dựng cuộc sống khá giả.

Nhiều hộ nông dân ở Đắk Song được hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập ổn định (Ảnh: Người dân Đắk Song xuất bán bí đỏ vụ mùa 2021)

Theo ông Bùi Ngọc, Trưởng Phòng LĐTBXH huyện Đắk Song, để giúp các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo, huyện Đắk Song đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó cơ bản nhất là khơi dậy tinh thần nỗ lực, tự thân vận động của người dân.

Hằng năm, huyện đã thực hiện rà soát, nắm bắt thực trạng hộ nghèo, cận nghèo, từ đó xác định nguyên nhân chính dẫn đến nghèo. Huyện cũng triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách giảm nghèo hiệu quả.

ADQuảng cáo

Đến nay, toàn huyện đã có 186 hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo được vay vốn tín dụng chính sách, với tổng dư nợ trên 10,6 tỷ đồng. Trong đó, số hộ cận nghèo được vay vốn là 421 hộ, với hơn 25 tỷ đồng; hộ mới thoát nghèo là 412 hộ, số tiền vay trên là 25 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo UBND huyện Đắk Song, việc đầu tư nguồn vốn chính sách xã hội cho hộ nghèo đã phát huy được hiệu quả, giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo có kế sinh nhai, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Bên cạnh nguồn vốn vay, người dân còn tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản, các chương trình, dự án giảm nghèo có quy mô, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cụ thể như Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo; Dự án hỗ trợ phát triển cây cà phê, lúa nước, khoai lang cho người dân các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới… đã giúp hàng trăm hộ nghèo trên địa bàn tiếp cận được nguồn vốn, phương thức phát triển kinh tế.

Từ nguồn vốn khác nhau như: vốn Chương trình 135, Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, chính sách hỗ trợ nhà ở… đã giúp cho nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Huyện cũng thực hiện lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn để giúp người dân nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn.

Năm 2015, toàn huyện có 2.806 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 15% tổng dân số trên địa bàn. Thế nhưng, đến năm 2021, toàn huyện chỉ còn 703 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,28%. Trong đó, hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ còn 210 hộ, chiếm tỷ lệ 11,06%.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khơi dậy tinh thần tự thoát nghèo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO