Bon Ja Rá giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

19/10/2012 09:49

Bằng cách gìn giữ, lưu truyền qua các thế hệ, dòng họ, đồng bào M’nông ở bon Ja Rá, xã Nam Nung (Krông Nô) đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc một cách khá bền vững...

ADQuảng cáo

Bằng cách gìn giữ, lưu truyền qua các thế hệ, dòng họ, đồngbào M’nông ở bon Ja Rá, xã Nam Nung (Krông Nô) đã góp phần bảo tồn và phát huycác giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc một cách khá bền vững.



Ông Y Xuyênmiệt mài đan gùi


Ðiển hình như ông YXuyên học được từ bố cách tổ chức các nghi thức lễ hội truyền thống, cách làmcây nêu, đan gùi, làm rượu cần…Sau khi lập gia đình, ông lại tiếp tục truyềnlại cho con cháu những gì học được để thế hệ sau biết cách giữ gìn, lưu giữ giátrị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Ðến nay, cả 3 thế hệ trong gia đìnhông đều có thể chế tác được nhạc cụ, đan gùi, làm rượu cần...

Còn ông Y Thanh thìlại dành dụm tiền và đi các tỉnh Bình Phước, Ðắk Lắk tìm mua được 3 bộ chiêngvề lưu giữ trong gia đình, rồi truyền dạy cho lớp trẻ biết cách đánh chiêng đểhiểu thêm văn hóa dân tộc.

Ðược bố truyền dạy chocách làm cây nêu, trang trí lễ hội, bây giờ ông Y Nhơn không những là một “hạtnhân” trong các lễ hội của bon làng mà còn truyền dạy những gì biết được chocon cháu. Ông Y Nhơn tâm sự: “Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng nên tôiluôn khuyên con cháu phải học và biết sử dụng tất cả những dụng cụ, nghi thức,hoạt động lễ hội. Mỗi khi có dịp tụ họp, quây quần bên ché rượu cần, nhữngngười có uy tín trong dòng họ lại ngồi nói chuyện, nhắc nhở các thành viên, concháu biết học hỏi, truyền dạy, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thốngcủa dân tộc mình”.

ADQuảng cáo

Tương tự, việc dệt thổcẩm, đan gùi, làm rượu cần, nhạc cụ, vật dụng lao động sản xuất truyền thốngcũng được bà con truyền dạy cho nhau qua các thế hệ trong dòng họ. Ðiển hìnhnhư chị H’Rôm, chị H’Ham, chị H’Rớt…được mẹ dạy cho cách dệt thổ cẩm và khi dệtthành thạo, các chị lại truyền dạy cho em, con cháu. Cứ như vậy nên bây giờ ởtrong bon có khá nhiều phụ nữ và ngay cả các thiếu nữ mới lớn cũng đã biết dệtnhững vật dụng bằng thổ cẩm.

Mặc dù chưa thể trởthành hàng hóa để có thể buôn bán, trao đổi, nhưng thông qua đó, các thế hệ lớnlên sau này luôn có ý thức, khái niệm về văn hóa truyền thống của dân tộc khôngphải là vấn đề gì cao xa cả mà cũng chỉ bắt đầu từ những vật dụng, trang phụcđơn giản luôn có mặt trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, bon làng màthôi.

Ông Y Que, Trưởng bon Ja Rá cho biết: “Tôiluôn chú trọng đến việc vận động bà con trong mỗi dòng họ cần phải biết lưu giữvà truyền lại cho các thế hệ sau các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộcmình, nhất là có thể hiểu được cách tổ chức nghi lễ, cách chế tác và sử dụngnhạc cụ”.

Bằng cách thông quacác dòng họ, đến nay, ở bon Ja Rá còn lưu giữ được 20 bộ chiêng với 30 ngườithường xuyên đánh chiêng trong các hoạt động của bon làng; 30 người thườngxuyên dệt thổ cẩm, đan gùi. Hầu hết các gia đình đều có từ 10 -15 chiếc chécũng như biết cách làm rượu cần truyền thống bằng men lá cây.

Ðặc biệt, các nghithức, hoạt động lễ hội của dân tộc M’nông, nghệ nhân hát dân ca, chế tác nhạccụ còn được lưu giữ khá trọn vẹn. Vì vậy, khi bon làng diễn ra lễ hội hay cáchoạt động văn hóa thì mỗi gia đình, dòng họ lại phát huy khả năng, sở trườngcủa mình, đóng góp sức người, sức của để tổ chức theo đúng nghi thức, phong tụctruyền thống tốt đẹp, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa của dân tộc. Thông quađó, lớp trẻ lại có dịp hiểu rõ và tự hào về nét đẹp văn hóa, những gì mà tổtiên, cha ông đã chắt chiu gìn giữ, truyền lại cho các thế hệ hôm nay và maisau.


Bài, ảnh:Đ.H

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bon Ja Rá giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO