Các công trình thủy lợi ở Krông Nô: Quản lý, vận hành yếu kém... nông dân khốn khổ

13/09/2012 09:37

Thời gian qua, mặc dù hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Krông Nô được đầu tư khá hoàn chỉnh, nhưng do việc quản lý, vận hành các công trình có nhiều bất cập, khiến hàng ngàn hécta lúa của người dân thiếu nước...

Thời gian qua, mặc dù hệthống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Krông Nô được đầu tư khá hoànchỉnh, nhưng do việc quản lý, vận hành các công trình có nhiều bất cập, khiếnhàng ngàn hécta lúa của người dân thiếu nước.



Các van đóng, mở nước trên cánh đồng xã Nam Đà bị mấtcắp và hư hỏng nghiêm trọng


Nông dân điêu đứng vìthiếu nước sản xuất

Trong những ngày đầu tháng 8, mặc dù đanggiữa mùa mưa, nhưng có không ít diện tích lúa của nông dân Krông Nô luôn trongtình trạng “khát nước”. Đáng chú ý, hầu hết diện tích lúa hè thu của bà conđang ở thời kỳ làm đòng.

Ngược xuôi trên cánh đồng xã Nam Đà, ôngTrần Văn Tịch, ở thôn Nam Hải đang cố tìm cách tháo nước vào ruộng cứu lúa.Khác với nhiều năm trước, vụ hè thu này, không riêng gì gia đình ông mà còn rấtnhiều hộ trồng lúa trên cách đồng xã Nam Đà đứng ngồi không yên vì ruộng lúađang giai đoạn bón phân đợt 1 đến thời kỳ làm đòng nhưng phải suốt ngày ra đồngchờ chực nguồn nước.

Ông Tịch cho biết: “Không hiểu vì lý dogì mà đang giữa mùa mưa, mực nước trong hồ chứa của đập 49 cung cấp cho cánhđồng xã Nam Đà rất dồi dào, nhưng bà con trồng lúa của xã lại ngóng dài cổ đợinước. Gia đình tôi có 2 sào lúa nước, đến thời điểm này lúa đang chuẩn bị làmđòng, nhưng gặp cảnh khan hiếm nước khiến tôi rất lo lắng. Nguyên nhân là dokhông có nước để bón phân. Thực trạng này lúa sẽ bị lép hết”.

Còn gia đình ông Võ Minh Thạnh ở thôn NamHiệp cũng có 3 sào lúa nước trên cánh đồng xã Nam Đà. Trước đây, khi các tuyếnkênh nội đồng, kênh nhánh do Hợp tác xã thủy nông Nam Đà quản lý thì lúc nàocũng có 1-2 người thường xuyên đi nhặt nhạnh rác, cỏ khô và tổ chức phát dọn cỏven bờ kênh mương.

Thế nhưng, từ khi công trình thủy lợi củaxã được giao về cho Chi nhánh Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trìnhthủy lợi huyện quản lý thì chẳng ai quan tâm đến chuyện này. Do vậy, kênh mươngđược bê tông hóa kiên cố, nhưng nước vẫn không chảy vào ruộng lúa của bà conđược.

Ông Thạnh ngao ngán nói: “Thật tình mànói, công ty này là đơn vị mới đến tiếp nhận công trình nên không hiểu được địahình, cũng như mặt bằng cánh đồng có chỗ nông sâu khác nhau nên việc điều tiếtnước không đảm bảo. Trong khi đó, người dân địa phương đã nhiều năm sản xuấttrên cánh đồng, họ nắm bắt được nhu cầu nước cho ruộng lúa không phải lúc nàocũng như nhau mà có lúc nhiều, lúc ít để triển khai việc chăm sóc cho cây lúa.Vậy mà, thời gian qua, nhân viên điều hành nước của công ty làm việc rất tùyhứng. Họ “vui thì mở van xả nước, buồn thì đóng” khiến người nông dân gặp rấtnhiều khó khăn”.

Để tìm hiểu thêm sự việc kể trên, chúngtôi đã có buổi trao đổi với ông Phạm Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Đà vềtình hình quản lý công trình, điều tiết nước của đơn vị quản lý cống đầu mốitrên địa bàn.

Theo ông Ánh thì không riêng gì vụ hè thunày, trước đây, trong vụ đông xuân 2011-2012, do việc điều tiết nước không đượcbình thường đã làm nảy sinh tình trạng tranh giành nước dẫn đến xô xát, gâycăng thẳng giữa các hộ dân với nhau. Hiện nay, việc điều tiết nước từ kênhchính không phải là nhân viên thuộc biên chế của công ty mà đó là một người dânđịa phương được Chi nhánh Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủylợi huyện thuê với mức phụ cấp khoảng 200-300 đồng/tháng.

Chính vì phụ cấp thấp nên trách nhiệm củangười này không cao. Không chỉ mở đóng nước tùy tiện mà có lúc đang vào thời kỳcao điểm của mùa vụ, họ lại cắt nước để bắt cá. Khi người dân báo với chínhquyền địa phương đến kiểm tra thì họ mới mở nước lại như cũ...

Ông Ánh cho biết thêm: “Hiện nay, do việcquản lý, điều tiết nước không đảm bảo đã khiến cho người dân thường xuyên đếntrụ sở UBND xã kêu ca đang trở thành vấn đề bức xúc của địa phương”.

Được biết, việc bất cập trong quản lý,điều hành công trình thủy lợi không riêng gì ở xã Nam Đà mà còn diễn ra phổ biến ởcác địa phương khác. Đơn cử như ở xã Đắk Nang, khi người dân thiếu nước sảnxuất, đã cất công đi tìm “ông đóng - mở nước”, nhưng tìm hoài chẳng thấy đâu.

Vấn đề không chỉ có vậy, việc quản lý,vận hành công trình bất cập không chỉ làm cho các công trình không phát huy hếtnăng lực tưới theo thiết kế, gây lãng phí vốn đầu tư mà còn ảnh hưởng đến tìnhhình sản xuất, năng suất mùa vụ của nông dân. 

Yếu kém vì đùn đẩy tráchnhiệm trong quản lý

Có thể nói, việc vận hành nước tưới tạicác công trình thủy lợi chưa đáp ứng nhu cầu mùa vụ của nông dân có rất nhiềunguyên nhân. Trong đó, ngoài nguyên nhân về đội ngũ nhân viên của Công ty TNHHMTV Khai thác công trình thủy lợi huyện còn mỏng thì vấn đề phối hợp giữa chínhquyền địa phương với đơn vị này vẫn còn khá lỏng lẻo, chối bỏ trách nhiệm chonhau.

Theo ông Nguyễn Văn Quốc, Trưởng PhòngNông nghiệp -PTNT huyện thì vấn đề quản lý công trình thủy lợi hiện vẫn còn tùytiện như chỗ cần nước thì không cấp, nơi không cần nước thì mở nước chảy trànlan; có nơi cho thuê mặt nước nuôi cá, khi người dân xả nước bắt cá nên khôngcó nước để tưới cho cây trồng.

Bên cạnh đó, việc phân cấp quản lý côngtrình thủy nông cũng chưa phân biệt rạch ròi. Điển hình như công trình hồ chứanước Buôn Jơn chỉ cung cấp nước cho 18 ha, nhưng vẫn giao cho 2 đơn vị là địaphương và Chi nhánh Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợihuyện quản lý, dẫn đến lãng phí nhân lực và phân công trách nhiệm không hiệuquả. Vì vậy, cần cơ cấu lại tổ chức thủy nông để giúp cho việc quản lý, khaithác công trình hiệu quả hơn.

Thế nhưng, những tồn tại bất cập trongquản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn huyện xem ra không thể đổlỗi hết cho Chi nhánh Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi huyệnđược, vì theo quy định, đơn vị này chỉ quản lý, vận hành đập đầu mối và kênhdẫn nước chính. Còn kênh mương nội đồng thì giao cho UBND xã có trách nhiệm tổchức quản lý, nạo vét.

Nhưng do nhận thức của chính quyền cơ sởvà nông dân còn hạn chế, vì cho rằng công trình thủy lợi đã được giao cho Chinhánh Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi huyện quản lý thì phải cótrách nhiệm cấp nước đầy đủ cho bà con canh tác thường xuyên. Mặc khác, nhiềunơi chưa thành lập được các tổ dùng nước cho nên thực chất công trình chưa đượcquản lý, khai thác có hiệu quả vì không có tổ chức, cá nhân nào được giao nhiệmvụ cụ thể để vận hành, sửa chữa công trình khi bị hư hỏng, do đó mạnh ai ngườiấy lấy nước cho nên ở cuối kênh mương thường cạn khô, nông dân thiếu nước canhtác. Đối với các công trình liên xã thì việc quản lý gặp khó khăn, xảy ra tranhchấp khi hưởng lợi, đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý.

Vì thế, để có biện pháp quản lý, khaithác hệ thống công trình thủy lợi có hiệu quả và giúp nâng cao trách nhiệm hơnnữa, trước mắt Chi nhánh Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợihuyện cần xây dựng quy chế phối hợp với các địa phương về quản lý, khai tháccông trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Đối với các địa phương, các đơn vị cầnchỉ đạo việc xây dựng quy chế quản lý, khai thác các công trình thủy lợi theophân cấp trên địa bàn; thành lập tổ chức hợp tác sử dụng nước theo quy định đểquản lý duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình thủy lợi.

Bài, ảnh:Văn Tâm

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các công trình thủy lợi ở Krông Nô: Quản lý, vận hành yếu kém... nông dân khốn khổ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO