Cây cao su trên đất Krông Nô

12/07/2013 09:51

Từ những ngày đầu trồng thí điểm vài héc ta cao su tiểu điền ở xã Nâm Nung, sau hơn 10 năm, huyện Krông Nô đã mở rộng diện tích cây cao su lên đến hơn 5.900 ha và trở thành cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương...

Từ những ngày đầu trồng thí điểm vài héc ta cao su tiểu điềnở xã Nâm Nung, sau hơn 10 năm, huyện Krông Nô đã mở rộng diện tích cây cao sulên đến hơn 5.900 ha và trở thành cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tếcao cho địa phương.

Cây cao su đã bám rễ sâu…

Việc lựa chọn cây caosu để trồng ở những xã có diện tích đất đỏ ban zan lớn nhưng khan hiếm nước vềmùa khô là hướng đi hợp lý của địa phương. Theo ông Vũ Hoàng Phú, Phó PhòngNông nghiệp-PTNT huyện thì trước đây người dân sống chủ yếu canh tác các loạicây ngắn ngày như ngô, sắn, nhưng do điều kiện đất có độ dốc cao, cộng với hiệntượng xói mòn, thoái hóa đất nên năng suất rất thấp. Nhưng từ khi cây cao suđược đưa vào trồng không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho người dânmà cây trồng này còn góp phần cải thiện môi trường sinh thái trong vùng, tạođiều kiện cho các loại cây công nghiệp dài ngày khác sinh trưởng, phát triểntốt hơn.

Gia đình ông Đoàn NgọcTuyên ở thôn Đắk Lập, xã Đắk Drô đã thực hiện mô hình trồng xen canh theo hướngnông lâm kết hợp giữ cây cao su với cây cà phê, mang lại hiệu quả mong đợi. Saugần 10 năm kiên trì, đến nay, gia đình ông đã trồng được trên 11 ha cao su;trong đó, có trên 4 ha đã đưa vào khai thác mủ.

Theo ông Tuyên thìthời gian đầu, ông chủ yếu là tập trung vào trồng các loại cây rừng có giá trịkinh tế cao như lát hoa, sao đỏ, xoan… nhưng trồng cây rừng thì không biết đếnbao giờ mới khai thác. Do vậy, năm 2004, khi huyện triển khai dự án cao su tiểuđiền, ông đã chuyển hướng sang trồng loại cây này.

Theo đó, để có chi phínuôi cây cao su, ông thực hiện biện pháp “lấy ngắn nuôi dài” bằng việc trồngngô, sắn, cà phê, kết hợp chăn nuôi để tái đầu tư sản xuất chờ ngày khai thácmủ. Còn gia đình ông Nguyễn Văn Cầu ở thôn Jốc Ju, xã Nâm Nung cũng trồng trên4 ha cao su. Đến nay, vườn cao su của ông Cầu đã đi vào khai thác được trên 2năm.

Ông Cầu cho biết: “Quảthật cây cao su đã mang lại đời sống ổn định cho gia đình tôi. Có thể so sánhnhư trồng 1 ha keo sau 6-7 năm tổng thu nhập chỉ được khoảng hơn 60 triệu đồng.Trong khi cũng với diện tích ấy nếu trồng cây cao su, sau 7 năm đưa vào khaithác mủ, lợi nhuận hàng năm tăng gấp 4-5 lần so với trồng cây keo. Ngay trongthời điểm hiện nay, giá mủ cao su khá thấp nhưng tôi vẫn có thu bình quân mỗingày trên 1 triệu đồng, đủ để lo các khoản chi phí và tích cóp vốn liếng chogia đình”.

Xã Nâm Nung được xemlà địa phương có diện tích cao su cao nhất ở huyện Krông Nô, với 2.595 ha;trong đó, có trên 1.000 ha cao su kinh doanh. Theo ông Trần Văn Quảng, Chủ tịchUBND xã Nâm Nung thì từ khi đưa cây cao su vào trồng đã giúp đời sống của ngườidân trong xã cải thiện rõ rệt, nhiều hộ đã trở nên khá giả.

Hướng đến phát triển bền vững

Có thể nói, chủ trươngphát triển cây cao su trên địa bàn huyện Krông Nô đã thu được những kết quảthiết thực. Cây cao su đã tham gia vào “tập đoàn” cây trồng chủ lực với vị trí,vai trò quan trọng trong chiến lược xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Theo ôngNguyễn Đức Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Krông Nô thì cây cao su là câyđa mục đích, có giá trị kinh tế hơn nhiều loại cây trồng khác. Việc triển khaitrồng cao su ở địa phương với kết quả bước đầu mang lại đã tạo bước đột phá vềchuyển dịch cơ cấu cây trồng và góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo củahuyện.

Do vậy, trong thờigian qua, huyện rất chú trọng đến diện tích cao su tiểu điền trồng trong nhândân. Theo đó, nhằm giúp người trồng cao su trên địa bàn thu được kết quả cao,huyện đã phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn vềcác biện pháp thâm canh bảo vệ lâu dài vườn cây.

Huyện cũng đầu tư cơsở hạ tầng, trang bị kiến thức kỹ thuật, nâng cao trình độ, tay nghề để hướngngười dân ở những vùng trồng cao su tập trung trở thành công nhân cao su. Đểthực hiện được mục tiêu đó, theo UBND huyện thì trước mắt cũng như về lâu dài,huyện sẽ xây dựng kế hoạch bố trí lại cơ cấu lao động, tạo lập các vùng sảnxuất hàng hóa và thay đổi cơ bản tập quán canh tác, trình độ sản xuất của ngườidân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng quy hoạch trồng caosu.

Qua đó, địa phươngtừng bước xây dựng nguồn nhân lực tại chỗ có trình độ, đáp ứng yêu cầu pháttriển của địa phương. Bên cạnh đó, ngoài phát triển diện tích cao su tiểu điềnở nông hộ, huyện còn chú trọng đến việc giao cho các doanh nghiệp, công ty lâmnghiệp trồng và sơ chế biến cao su ở những nơi có điều kiện phù hợp với sinhthái của cao su.

Tuy nhiên, ngoài việcxử lý môi trường từ việc trồng cho đến sơ chế biến mủ cao su, địa phương cũngcần phối hợp với các đơn vị trong ngành cao su nghiên cứu bộ giống cây cao sucho năng suất mủ lớn, kháng bệnh, thời gian khai thác kéo dài, sản lượng gỗ caovà có thể trồng thích nghi được ở một số vùng sinh thái khác nhau để tăng hiểuquả sản xuất cho người trồng cao su.

Từ thực tế sản xuấtcho thấy, nhờ triển khai hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước,huyện Krông Nô đã giúp cho cây cao su trên địa bàn thật sự bám rễ sâu và đemlại sinh lực mới cho vùng đất giàu tiềm năng này.

Văn Tâm

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cây cao su trên đất Krông Nô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO