“Kênh” khuyến nông giúp nông dân sản xuất hiệu quả

21/09/2012 08:55

Thông qua công tác khuyến nông, nhiều dự án, mô hình sản xuất, chăn nuôi đã được triển khai đến các hộ nông dân trên địa bàn huyện Krông Nô, mang lại hiệu quả thiết thực...

Thông qua công tác khuyến nông,nhiều dự án, mô hình sản xuất, chăn nuôi đã được triển khai đến các hộ nông dântrên địa bàn huyện Krông Nô, mang lại hiệu quả thiết thực.



Đàn bò giống Zê Bu của gia đình ông Trần ĐứcDung


Năm 2008, khi tham gia dự án cải tạo vườncà phê già cỗi, được Trạm Khuyến nông huyện cung cấp chồi ghép và hướng dẫn kỹthuật ghép, gia đình ông Phan Văn Nhiên ở xã Nam Đà đã mạnh dạn cải tạo 1,5 hacà phê già cỗi. Sau 4 năm chăm sóc, đến nay, vườn cà phê của gia đình ông đãcho thu hoạch với năng suất bình quân đạt 5 tấn/ha.

Theo ông Nhiên, thì hiện nay vườn câykhông những cho hiệu quả cao hơn mà việc đầu tư phân bón, công cán cũng ít hơn,nhất là có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Nhờ đó, mỗi năm gia đình ông thunhập hàng trăm triệu đồng từ vườn cà phê ghép.

Tương tự, gia đình ông Phạm Kén ở xã NamĐà cũng đã cải tạo 1 ha cà phê theo hình thức ghép chồi, sau 3 năm đầu tư, chămsóc, đến nay, vườn cà phê đã cho thu hoạch với năng suất trên 5 tấn/ha. Ông Kéncho biết: “Sau khi được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật thì việc cải tạovườn cây đã mang lại hiệu quả rõ rệt, thu nhập gia đình tăng lên”.

Theo thống kê thì tính đến nay đã có 150ha cà phê già cỗi trên địa bàn huyện được cải tạo bằng phương pháp ghép chồi,mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trên cùng một diện tích đất canhtác.

Gia đình ông Trần Đức Dung ở thôn ĐứcTrung, xã Đắk Drô thì lại tham gia Dự án cải tạo đàn bò địa phương từ giống bòđực Zê Bu do Trạm Khuyến nông huyện triển khai từ năm 2007. Được dự án hỗ trợgiống bò đực Zê Bu nên đàn bò hơn 10 con của gia đình ông Dung đã cải tạo vềtầm vóc, chất lượng giống.

Gia đình ông Đinh Văn Phong ở thôn ĐứcLập cũng đã có đàn bò 6 con lai giống Zê Bu, với nhiều ưu thế vượt trội về tầmvóc. Thấy hiệu quả của việc cải tạo đàn bò, người dân trên địa bàn huyện cũngđã tự mua thêm 12 con bò đực giống Zê Bu, nâng tổng số bò đực Zê Bu lên 22 con.

Hiện nay, toàn huyện đã có 1568 con bòlai giống Zê Bu, đạt 40% tổng số đàn bò trên địa bàn. Nắm rõ kỹ thuật chăm sócvật nuôi qua các lớp tập huấn chăn nuôi, gia đình anh Đinh Văn Tâm ở thôn NamSơn, xã Nam Đà đã xây dựng mô hình nuôi heo thịt và chăn gà thả vườn. Với 40con heo thịt và 500 con gà thả vườn, mỗi lứa, gia đình thu nhập trên 100 triệuđồng.

Bên cạnh đó, thông qua dự án nhân giốngngô F1 mang lại hiệu quả gấp 1,5 lần giống ngô thường, nông dân trên địa bànhuyện ngày càng ưa chuộng, đưa vào gieo trồng đại trà. Nhiều mô hình nuôi độngvật hoang dã như gà rừng, heo rừng, nhím, nai…cũng được Trạm Khuyến nông khuyếncáo và định hướng cho người dân tổ chức chăn nuôi, tìm đầu ra để có sự đầu tưphù hợp, tránh không có thị trường tiêu thụ.

Theo Trạm Khuyến nông huyện thì bình quânmỗi năm, toàn huyện có khoảng 1600 lượt nông dân được tham gia các lớp tậphuấn, tham quan, hội thảo đầu bờ. Thông qua đó, nhiều tiến bộ kỹ thuật về giốngcây trồng, vật nuôi, sử dụng phân bón, nông dược, phương pháp thâm canh, chuyểnđổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ...đã được triển khai khá rộng rãi đến tận các hộnông dân bằng nhiều hình thức khác nhau.

Qua thời gian thực hiện, người dân đã cósự chủ động trong việc xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện củagia đình và đặc thù địa phương theo những giống cây trồng, vật nuôi đã khẳngđịnh được hiệu quả trong sản xuất. Nhờ vậy, nông dân đã mạnh dạn đầu tư, mởrộng quy mô sản xuất, chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảmnghèo.

Bài, ảnh:Đức Hùng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Kênh” khuyến nông giúp nông dân sản xuất hiệu quả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO