Krông Nô: Nâng cao giá trị sản phẩm cho cây ngô

07/01/2013 10:23

Huyện Krông Nô có diện tích đất ruộng khá lớn, nhưng với vụ đông xuân có nhiều diện tích thường thiếu nước vào cuối vụ. Chính vì vậy, việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô thương phẩm trên diện tích gần 1.900 ha là một hướng đi mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực của địa phương...

Huyện Krông Nô có diện tích đất ruộng khá lớn, nhưng với vụđông xuân có nhiều diện tích thường thiếu nước vào cuối vụ. Chính vì vậy, việcchuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô thương phẩm trên diện tích gần 1.900 halà một hướng đi mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực của địa phương.



Nôngdân thôn Xuyên Hà, xã Đức Xuyên chăm sóc ruộng ngô


Phát huy tiềm năng thế mạnh tại chỗ

Mặc dù, sở hữu mộtvùng đất bồi ven sông màu mỡ nhưng trước đây, do người dân canh tác theo phươngpháp truyền thống, sử dụng giống cũ nên năng suất ngô chỉ đạt bình quân 3-4tấn/ha. Trong khi đó, việc đầu tư kinh phí xăng dầu bơm nước tưới cho cây ngôkhá cao nên thu nhập của bà con còn rất thấp.

Ông Võ Tánh, khuyếnnông viên xã Ðức Xuyên cho biết: “Phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương,huyện đã chỉ đạo xã thực hiện chương trình chuyển đổi đất sản xuất lúa nước bấpbênh do thiếu hụt nước cuối vụ đông xuân sang trồng ngô. Theo đó, ngành Nôngnghiệp huyện đã triển khai nhiều giải pháp kịp thời về chọn lọc và bổ sung cácbộ giống bắp mới; xây dựng mô hình, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảođầu bờ để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngô cho nông dân. Nhờđó, chỉ sau một thời gian, người trồng ngô trên địa bàn đã chủ động nâng caonăng suất, chất lượng hàng hóa của cây ngô”.

Còn ông Nguyễn VănThành ở thôn Nam Thanh, xã Nâm N’đir cho hay: “Nhờ được hướng dẫn áp dụng kỹthuật sản xuất, tôi đã biết cách lựa chọn các loại giống ngô phù hợp với điềukiện sinh thái của địa phương để ứng dụng hợp lý cho từng mùa và từng loạigiống khác nhau. Các giống ngô được sử dụng chủ yếu là những giống ngắn ngày,có khả năng kháng bệnh, chống chịu hạn hán tốt và đặc biệt có năng suất cao, ổnđịnh như: CP888, LVN10, C5252, C919, NK54, NK46, G49, DK414, NK66...”.

Theo ông Văn Tiến Sỹ,Chủ tịch UBND xã Ðức Xuyên, cùng với việc triển khai công tác giống thì biệnpháp canh tác cũng được ngành Nông nghiệp huyện chú trọng chuyển giao, hướngdẫn cho bà con nông dân. Trong đó, đáng chú ý là việc ứng dụng các biện pháp vềtỷ lệ trồng thưa, trồng dày tùy theo giống và biện pháp bón phân cân đối. Cóthể nói, nhờ ứng dụng những tiến bộ về giống mới, các kỹ thuật tiên tiến nênnăng suất ngô đã không ngừng tăng cao.

Nếu như trước đây, khingười dân trồng tự phát, năng suất của cây ngô vụ đông xuân là 3 tấn/ha thì vụđông xuân năm 2010-2011, con số này tăng lên bình quân 6,5 tấn/ha. Ðó là con sốthống kê, còn trên thực tế có không ít những hộ áp dụng đúng qui trình kỹ ở cáccánh đồng của các xã Nam Ðà, Nâm N’đir, Ðức Xuyên, Buôn Choáh… năng suất đạt cóthể đạt đến 10 tấn/ha, cá biệt có hộ đạt 14 tấn/ha. Việc tăng năng suất đã giúpcho những người trồng ngô đạt lợi nhuận bình quân trên 30 triệu đồng/ha.

Theo ông Nguyễn VănQuốc, Trưởng Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện thì việc trồng ngô vụ đông xuân khôngchỉ tận dụng được diện tích đất ruộng có nguy cơ hạn hán mà còn mang lại nhiềuhiệu quả khác như tiết kiệm nguồn nước thủy lợi cho vụ đông xuân, giúp cho đấtcó thể phục hồi các chất dinh dưỡng cho vụ sau.

Sản xuất theo hướng bền vững

Chính nhờ hiệu quả khácao đó nên việc tận dụng tối đa diện tích đất có khả năng cung cấp được nướctưới trong mùa khô để trồng ngô đã được nông dân trong huyện thực hiện triệtđể. Không những vậy, nhận thấy điều kiện thổ nhưỡng của địa phương phù hợp đểphát triển cây ngô, năm 2012, Trạm Khuyến nông-Khuyến ngư huyện đã phối hợp vớiCông ty TNHH Hạt giống CP Việt Nam triển khai xây dựng vùng sản xuất ngô giốngF1 tại xã Ðức Xuyên, với diện tích 45 ha để cung cấp cho thị trường trong nướcvà thực hiện mục tiêu nâng sản lượng để xuất khẩu.

Cũng theo ông NguyễnVăn Quốc thì để thực hiện thành công việc sản xuất ngô giống tại địa phương, vụhè thu năm 2012, huyện đã xây dựng mô hình sản xuất hạt ngô giống F1 thửnghiệm, với diện tích 2 sào tại xã Ðức Xuyên. Ðây là mô hình do Công ty TNHHHạt giống CP Việt Nam cung ứng hạt giống, hướng dẫn kỹ thuật làm đất, kỹ thuậtgieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân.

Kết quả mô hình cho thấy,sản xuất ngô lai F1 hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất ngô thương phẩm từ2-3 triệu đồng/sào. Ông Phan Thành Trung, ở thôn Xuyên Hà cho biết: “Thời gianqua, tôi đã quen với việc trồng ngô thương phẩm, nhưng nhờ sự vận động của cánbộ khuyến nông xã tôi đã chuyển sang sản xuất ngô giống. Mặc dù, quy trình sảnxuất hạt ngô giống kỳ công hơn nhưng tôi vẫn chịu khó thực hiện để đạt hiệu quảcao nhất. Ðến nay, ruộng ngô của gia đình tôi đã được 30 ngày tuổi, cây ngôphát triển khá đồng đều và xanh tốt”.

Ông Trần Văn Hùng, cánbộ kỹ thuật của Công ty TNHH Hạt giống CP Việt Nam giải thích: “Nói chung, đểsản xuất ngô giống cho năng suất và hiệu quả cao cần đầu tư cao, đồng thời cầnhiểu rõ đặc điểm sinh trưởng phát triển của bố mẹ để có chế độ chăm sóc hợp lýnhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Bởi có chăm sóc cây bố mẹ tốt, đúng quytrình kỹ thuật thì năng suất và hiệu quả của việc sản xuất hạt giống mới đạtđược kết quả cao”.

Cũng theo ông Võ Tánh,Khuyến nông viên xã Nâm N’đir thì từ sản xuất ngô thương phẩm, người dân đượctrang bị kiến thức để tiến lên một bước nữa là sản xuất ngô giống. Ðây là cơhội giúp nông dân ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đểbà con làm ra sản phẩm có hàm lượng chất sám, giá trị hàng hóa bật cao, bềnvững và từng bước khẳng định thương hiệu cho ngành sản xuất ngô của địa phương.

Hiện nay, việc sảnxuất ngô giống tại địa phương bên cạnh các buổi tập huấn thì ngoài ruộng ngôluôn có cán bộ kỹ thuật của Công ty, cán bộ khuyến nông địa phương thường trựccùng nông dân. Ðây chính là tiền đề để người dân trong huyện từng bước ứng dụngkỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất ngô theo hướng bền vững.

Bài, ảnh:Văn Tâm

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Krông Nô: Nâng cao giá trị sản phẩm cho cây ngô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO